So sánh chi tiết nhất dựa trên thực chiến 2 sàn Forex: Exness và IcMarkets
Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều sàn Forex hoạt động, trong số đó có 2 sàn Forex được quan tâm nhiều nhất là Exness và IcMarkets. Forex Uy tín xin dựa vào kinh nghiệm thực chiến của mình mà đưa ra cho bạn những đánh giá chi tiết nhất để chọn ra sàn giao dịch Forex phù hợp với mình.
Do đây là 1 bài so sánh về quá trình thực chiến giao dịch trên 2 sàn Exness và Icmarkets nên mình sẽ ưu tiên đưa các nhận định thực tế giao dịch forex trên 2 sàn này lên trước, nên cấu trúc bài viết sẽ không giống các bài so sánh khác nhé, hiệu quả giao dịch vẫn là ưu tiên hàng đầu với các traders.
1. So sánh sàn Exness và Icmarkets: Nền tảng giao dịch
Đây là yếu tố đầu tiên mà cũng là sự khác biệt lớn nhất mà mình muốn đưa lên đầu tiên khi so sánh sàn Exness và Icmarkets. Trong khi sàn Exness và Icmarkets đều có những nền tảng giao dịch cơ bản như MT4, MT5 thì Icmarkets có thêm nền tảng giao dịch Forex tiên tiến nhất hiện nay là Ctrader.
Với Ctrader, nếu bạn không quá phụ thuộc và một số EA và chỉ báo, bạn có thể loại bỏ hầu hết các indicators, các chỉ báo của MT4, MT5 vì chúng được tích hợp hầu hết trên ctrader thậm chí còn mạnh mẽ hơn cùng với tốc độ khớp lệnh tối ưu. Các bạn có thể xem qua Video giới thiệu sơ lược về Ctrader dưới đây:
Điều đặc biệt nhất của Ctrader mà MT4, MT5 kể cả dùng EA hay Indicators cũng không thể nào làm được đó là đặt các lệnh điều kiện khi thị trường đóng cửa.
Các bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh SL, TP của các lệnh đang có trạng thái hay đặt thêm các lệnh điều kiện mới vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Điều này khá phù hợp với Swing Trader khi phân tích thị trường sau khi thị trường đóng cửa cuối tuần và đặt các lệnh chờ hay điều chỉnh lại các mức dừng lỗ và chốt lời.
Mở tài khoản ctrader Icmarkets
2. Về Giãn spread của sàn Exness và Icmarkets:
Yếu tố thứ hai mình chọn để so sánh Icmarkets và Exness là giãn spread. Giãn Spread là hiện tượng chênh lệch giữa bid / ask hay giá mua và giá bán cao hơn bình thường, nhất là khi tin tức ra, thì mỗi sàn sẽ có độ giãn spread cao thấp khác nhau.
Với tài khoản ECN của 2 sàn thì mức giãn spread là tương đương nhau ( các tài khoản Raw Spread, Zero của sàn Icmarkets và Exness ), tuy nhiên với tài khoản Standard, hay ở Exness thì có thêm tài khoản cent, thì mức giãn spread của Exness luôn lớn hơn Icmarkets, nhất là vào giờ thị trường mở cửa đầu tuần hoặc trong khoảng thời gian công bố tin tức.
3. So sánh đòn bẩy sàn Exness và Icmarkets:
Yếu tố kế tiếp Forex uy tín chọn để so sánh sàn Icmarkets và Exness là đòn bẩy. Đòn bẩy tối đa của sàn Exness là vô cực, trong khi của IcMarkets là 1:500.
Tuy nhiên bạn nên chú ý không nên quá tham lam mà dùng đòn bẩy quá lớn với sàn Exness vì bạn cần quan tâm đến độ giãn spread của nó.
1 điều quan trọng nữa bạn cần biết là với Exness, dù bạn dùng đòn bẩy bao nhiêu thì chỉ khi số dư của bạn về 0 thì sàn mới tự động cắt lệnh, trong khi đó với Icmarkets, khi không đủ margin, sàn sẽ tự động đóng 1 phần hoặc đóng toàn bộ lệnh của các bạn.
Khi vào lệnh đối ứng: với Exness, bạn có thể thoải mái vào lệnh đối ứng ( lệnh có chiều ngược lại với lệnh ban đầu, trong khi với Icmarkets, bạn phải đảm bảo tài khoản của bạn có đủ kí quỹ cho lệnh đó.
Do đó, bạn không nên trade Full margin ( hay anh em còn gọi là all-in ) với sàn Icmarkets, thay vào đó bạn nên quản lý rủi ro chặt chẽ cho từng lệnh của bạn.
4. Về trượt giá và xử lý tài khoản âm của 2 sàn Exness và IcMarkets:
Trượt giá của sàn Exness và Icmarkets:
Trượt giá ( slippage ) là khi giá cả tăng / giảm đột biến và có sự chênh lệch về khối lượng giữ bên mua và bên bán. Khi đó sẽ có những lệnh do không đủ thanh khoản không thể khớp được lệnh.
Ví dụ bạn đang có 1 lệnh mua 1 lot XAUUSSD ở mức giá 1700 USD, và bạn đặt dừng lỗ ở 1690 USD, nhưng sau đó tin ra khiến thị trường sụt giảm đột ngột không thể khớp được lênh dừng lỗ của bạn tại giá 1690 USD ( cụ thể hơn là không thể bán 1lot XAUUSD tại giá 1690 ) mà đến 1680 mới có thanh khoản lệnh sẽ tự động khớp ở giá 1680. Khi đó bạn sẽ mất 2000 USD thay vì 1000 USD như dự tính ban đầu ( mặc dù bạn dừng lỗ ở mức 1000 USD )
Ngược lại, nếu đó là 1 lệnh bán khống 1 lot XAUUSD ở giá 1700, và bạn đặt TP ở 1690, giá cũng sẽ không khớp được ở 1690 mà sẽ khớp ở 1680, thay vì lãi 1000 USD như dự định, thì bạn sẽ lãi 2000 USD.
Tương tự với trường hợp thị trường đóng cửa vào thứ 6, sau đó mở cửa lại vào sáng thứ 2 cũng thường xuyên xuất hiện những khoảng trống giá ( GAP ) khiến cho các lệnh điều kiện sẽ có thể không khớp được mức giá mà bạn đã dự kiến.
Tài khoản âm và cách xử lý với số dư bị âm của sàn Exness và Icmarkets:
Do trượt giá là điều không thể tránh khỏi nên khi các traders dùng margin quá cao hay dừng lỗ quá ngắn đều có thể bị trượt giá làm cháy tài khoản hoặc thậm chí dẫn đến tài khoản có số dư bị âm.
Ví dụ tài khoản giao dịch của bạn chỉ có 1000 USD, nhưng do bị trượt giá, lệnh của bạn bị đóng với mức dừng lỗ -2000 USD, nên tổng số dư của bạn là -1000 USD.
Các xử lý của sàn Icmarkets với số dư bị âm:
Trong 1 số trường hợp, khi tài khoản giao dịch ICmarkets bị âm bạn có thể gửi Mail cho sàn yêu cầu reset số dư bị âm và có thể được giải quyết. TUY NHIÊN, trong trường hợp cụ thể của mình, tài khoản mình đã bị âm hơn 1000 USD vì trade gap cuối tuần, các bạn có thể theo dõi cụ thể tài khoản với số dư bị âm của mình trên Video sau:
Sau đó mình đã gửi mail và Icmarkets đã từ chối reset lại số dư cho mình với lí do mình thường xuyên giao dịch vol lớn và cố tình đưa tài khoản mình vào các vị thế rủi ro. Điều này làm ảnh hưởng đến tất cả các tài khoản khác đăng kí cùng địa chỉ email. Có tài khoản mình còn hơn 700 USD nhưng Icmarkets vẫn không cho rút vì tổng tất cả các tài khoản lại là số dư âm và khi nào mình nạp tiền lại về dương thì mới có thể rút tiền.
Điều này có thể giải quyết bằng cách mở tài khoản khác để giao dịch tại Icmarkets bằng email khác, cùng thông tin của bạn cũng không sao, nhưng tài khoản kia số dư âm nếu không nạp tiền vào thì cũng không bao giờ mất đi.
Cách xử lý của sàn Exness với số dư bị âm:
Với sàn Exness thì mọi chuyện dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều: khi tài khoản của bạn bị âm, sàn Exness sẽ tự động reset về 0 cho bạn, và bạn có thể nạp tiền và giao dịch tiếp như bình thường.
Qua đó, Forex uy tín đã phát hiện ra 1 cách để tân dụng tối đa đòn bẩy của sàn Exness và chính sách reset số dự bị âm để chống trượt giá khi dừng lỗ nhưng khi TP bị trượt giá thì vẫn có thể đạt được lợi nhuận lớn hơn, các bạn tham khảo Video.
Bài viết có liên quan: Trượt giá và cách chống trượt giá với tài khoản sàn Exness
5. So sánh tốc độ khớp lệnh sàn Exness và IcMarkets:
Với các nhà giao dịch theo trường phái Scalping thì tốc độ khớp lệnh là yếu tốcực kì quan trọng, vì tần suất giao dịch nhiều và thời gian nắm giữ lệnh ngắn. Với Icmarkets thì rất thích hợp với lối đánh Scalping với giãn spread thấp, khớp lệnh nhanh chóng, nhất là với nền tảng giao dịch ctrader. Ngược lại với Exness, nhất là những khi tin tức được công bố thì tốc độ khớp lệnh của Exness rất chậm.
Đây cũng là lí do mình bị âm hơn 1000 USD không được Icmarkets reset nhưng vẫn dùng email khác để mở tài khoản để tiếp tục giao dịch scalping tại sàn này.
Về độ uy tín, phương thức thanh toán và thời gian nạp rút tiền:
Điều rất quan trọng khi chọn một nhà môi giới như IC Markets hoặc Exness, điều gì khiến bạn có thể tin tưởng giao tiền của mình với họ. Chúng ta sẽ cũng điểm qua về độ uy tín của sàn, phương thúc thanh toán và khả năng nạp rút nhanh chóng nhé.
Về Độ uy tín của sàn Exness và IcMarkets:
Đây là 2 sàn Forex uy tín bậc nhất hiện nay tại Việt Nam, về khả năng thanh khoản cũng như nạp rút. Về uy tín thì không cần phải bàn cãi, các bạn có thể tìm trên internet các giấy phép và chứng chỉ của 2 sàn này, về các giấy phép của 2 sàn, bạn có thể tham khảo các giấy phép của sàn Exness cũng như giấy phép của sàn IcMarkets
Phương thức thanh toán:
Cả 2 sàn Exness và Icmarkets đều cung cấp các phương thức thanh toán tiện lợi dành cho khách hàng tại Việt Nam, ngoài các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng ( Visa , Master, Paypal, Skrill, Neteller… ) ngoài ra 2 sàn Forex trên đều có tích hợp thanh toán bằng Internet Banking liên kết với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam và ví điện tử Ngân Lượng.
So sánh thời gian nạp rút sàn Exness và Icmarkets:
Về thời gian nạp rút thì Exness nhỉnh hơn về mặt rút tiền, sau khi lệnh rút tiền được xác nhận, chỉ mất khoảng 10 phút để tiền về đến tài khoản ngân hàng hoặc Ví điện tử Ngân lượng của bạn.
Trong khi đó, với Icmarkets thì khi lệnh rút tiền được xác nhận trước 7h sáng thì tiền sẽ về tài khoản ngân hàng vào khoảng 16h ngày hôm đó, còn sau 7h sáng thì qua hôm sau tiền mới về tài khoản của bạn.
Nạp tiền thì Icmarkets nhanh hơn, hầu như chỉ trong 1 phút là tiền vào tài khoản, còn với Exness thì nạp tiền thường 5 – 10 phút tiền mới vào tài khoản.
Cá nhân Forex uy tín thì điều này cũng không ảnh hưởng lắm vì nó phù hợp với phong cách giao dịch của mình. Với tài khoản Icmarkets, mình giao dịch đóng mở lệnh trong ngày kèm theo quản lý vốn chặt chẽ nên cũng không cần nạp rút quá thường xuyên. Còn tài khoản Exness mình thường sử dụng cách chống trượt giá tận dụng đòn bẩy sàn Exness nên mình sẽ nạp rút rất thường xuyên để tân dụng đòn bẩy cũng như chính sách reset số dư bị âm của sàn Exness.
Đăng kí mở tài khoản giao dịch sàn Exness và Icmarkets:
Thủ tục đăng kí mở tài khoản giao dịch sàn Exness các bạn có thể rất đơn giản làm theo các bước hướng dẫn trên website, còn sàn Icmarkets các bạn có thể đọc qua bài viết hướng dẫn mở tài khoản sàn Icmarkets.
Với Icmarkets, để hoàn tất xác minh danh tính, các bạn cần sao kê giao dịch nạp tiền vào Icmarkets, có dấu mộc của ngân hàng và upload lên thì mới có thể rút tiền từ sàn. Nhưng các bạn chỉ phải làm 1 lần duy nhất, các lần sau các bạn chỉ cần thực hiện lệnh yêu cầu chuyển tiền thì tiền sẽ tự động về tài khoản ngân hàng của các bạn.
Để nhận được sự hỗ trợ về phương pháp, kĩ năng giao dịch cũng như các công cụ, tài liệu giao dịch, các bạn có thể đăng kí mở tài khoản sàn Exness và Icmarkets qua các đường link sau:
Đăng kí mở tài khoản Icmarkets
Sau đó các bạn email số tài khoản về địa chỉ: forexuytin.com@gmail.com để được nhận công cụ và tài liệu. Hotline: 0888161016.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm thực chiến của mình đúc kết để viết bài so sánh sàn Exness và Icmarkets này cũng những ví dụ cụ thể và trải nghiệm bản thân khi giao dịch với Exness và Icmartket, hy vọng sẽ giúp các bạn chọn lựa được sàn forex phù hợp với sở trường và phương pháp giao dịch của mình, đồng thời giải đáp các thắc mắc về trượt giá, những điều bạn cần lưu ý khi giao dịch forex trên Exness và Icmarkets.
Chúc các bạn giao dịch thành công.
Xem thêm: Cảnh giác với sàn LiteForex ( nay đổi tên thành LiteFinance ) lừa đảo
Comments are closed.