Các Chỉ báo về xung lượng (Momentum Indicators) khác

Chỉ báo Mass Index

Mass Index dùng để cảnh báo trước sự đảo chiều của đường giá. Sự lập luận theo lý thuyết của Mass Index là sự đảo chiều xảy ra khi phạm vi đường giá (giá cao trừ đi giá thấp) tăng dần. Sau đây là đồ thị của cổ phiếu VNM, đã xuất hiện tín hiệu cảnh báo đảo chiều:  

Tác dụng chính của Mass Index là để cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng, nó được diễn đạt như sau:  

Mass Index tăng dần lên và có vị trí cao hơn hơn đường tham chiếu (trigger line); đường này có giá trị 26,5 và đường cơ cấu (setup line); đường này có giá trị là 27.

Sau đó đường Mass Index rơi xuống dưới đường cơ cấu. Khi mà đường Mass Index rơi tiếp tục xuống dưới đường tham chiếu thì sự đảo chiều của xu hướng sẽ xảy ra sau đó ít phiên.  

Đường Mass Index là một công cụ kỹ thuật thường được các nhà đầu tư sử dụng để xác định thời điểm nhảy vào đáy của thị trường.

Chỉ báo Momentum

Là chỉ báo so sánh vùng giá hiện hành có liên quan gì đến vùng giá trong quá khứ như thế nào? Vấn đề đặt ra là khi phân tích kỹ thuật người ta sẽ so sánh trong bao lâu? Công thức của Momentum được tính toán khá đơn giản.

Nếu giá hiện hành cao hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum là tích cực.

Nếu giá hiện hành nhỏ hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum là tiêu cực.

Đồ thị dưới đây cho thấy các tín hiệu mua, bán trong ngắn hạn

Tín hiệu mua:

Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi lên (hướng tích cực), điều này hàm ý là sự đảo chiều đang diễn ra, bởi đã có sự thoát ra khỏi vùng đáy hoặc sự tăng giá này nằm ở mức cao hơn mức đã xảy ra tăng giá gần đây nhất. Khi đó người ta gọi là tín hiệu tăng giá (bullish signal).

Tín hiệu bán:

Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi xuống (hướng tiêu cực). Điều này hàm ý 2 điều:

  • Đường giá đã thoát khỏi vùng đỉnh và đang đảo chiều
  • Đường giá đã bị rớt giá mạnh xuống một vùng giá thấp hơn

Người ta gọi đây là tín hiệu giảm giá (bearish signal)

Tín hiệu thoát khỏi thị trường (exit signal)

Nói chung khi nói đến tín hiệu mua và bán là ít ai nói đến tín hiệu thoát khỏi thị trường. Bán ra trong dài hạn hoặc mua vào trong ngắn hạn thì chỉ báo momentum trong thời gian này sẽ quay về mức zero, điều này dẫn đến một phần hay tất cả những lợi nhuận hầu như chắc chắn bị hao mòn hoặc nghiêm trọng hơn là nhà đầu tư sẽ chuyển từ người thắng cuộc trở thành người thua cuộc trên thương trường.

Khi momentum trong quá trình đảo chiều và hướng trở về đường zero thì nó có nghĩa là lợi nhuận đã và đang bị hao mòn. Điều mà những nhà đầu tư nên lưu ý ở giai đoạn này là sẽ có những mức thoái lui khỏi thị trường khi momentum trở về mức zero. Một khả năng khác là vẽ đường xu hướng, nếu nó bị “bẻ gãy” (break); thì đó cũng là tín hiệu thoát khỏi thị trường. Giống như hầu hết các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, chúng ta đều có hai phần: kỹ thuật và nghệ thuật để sử dụng một cách có hiệu quả.

Tín hiệu mua bán không chỉ nên sử dụng một mình chỉ báo momentum, phần quan trọng nhất vẫn là tư tưởng kinh doanh.

 Sự phân kỳ của Momentum Nhận biết phân kỳ giữa giá và kỹ thuật chỉ báo là một điều quan trọng không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật. Phân kỳ tăng giá (bullish divergences) có thể cho tín hiệu đảo chiều về giá trong ngắn hạn. Tương tự, phân kỳ giảm giá (bearish divergences) cảnh báo giá đó đã chính xác hay thích hợp để thoát ra khỏi thị trường trong dài hạn.

Phân kỳ xảy ra không có nghĩa là đường giá tương lai sẽ có sự đảo chiều, mà nó mang tính chất cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng giá mà thôi. Sự đảo chiều mạnh cần có sự gãy khúc (break) của đường xu hướng giá xác nhận.

Tuy nhiên, chỉ báo Momentum sẽ làm cho nhà đầu tư giảm thiểu quãng thời gian đầu tư dài hạn. Chỉ báo momentum là công cụ đơn giản chưa hiệu quả trong phân tích kỹ thuật, mục đích chính của nó là đưa ra các vùng đề xuất mua bán và cảnh báo khả năng đảo chiều. Ở cấp độ cao hơn, người ta đo lường sự phân kỳ của momentum qua chỉ báo ROC (Rate of change)

TỶ LỆ THAY ĐỔI GIÁ

(PRICE RATE-OF-CHANGE – ROC)

Tổng quan

Chỉ báo tỷ lệ thay đổi giá (“ROC”) cho biết sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá của x phiên trước đó. Sự khác biệt có thể được thể hiện bằng cả giá trị lẫn tỷ lệ phần trăm.

Giải thích

Một vấn đề được thừa nhận ở đây là giá cả có xu hướng đi lên và chuyển động trong một chu kì sóng. Hoạt động chu kì này là kết quả của sự thay đổi kì vọng khi những người mua và những người bán đều cố gắng kiểm soát giá.

ROC diễn tả chuyển động sóng của chỉ báo được hình thành bằng việc đo lường số lần giá thay đổi trong khoảng thời gian đưa ra. Khi giá tăng, ROC tăng; khi giá giảm, ROC giảm. Độ thay đổi của giá càng lớn thì độ thay đổi trong ROC cũng càng lớn.

Thời kì được sử dụng để tính trong ROC có thể thay đổi từ 1 ngày ( sẽ đưa ra đồ thị kết quả biểu diễn thay đổi giá hàng ngày) tới 200 ngày (hoặc lâu hơn). Các thời kì phổ biến nhất là ROC 12 ngày và 25 ngày cho các khoảng giao dịch thời kì ngắn đến trung hạn.

ROC 12 ngày là một chỉ báo tuyệt vời cho các mức mua quá nhiều/bán quá nhiều thời kì ngắn đến trung hạn. ROC càng cao, thì chứng khoán càng ở trong trạng thái mua quá nhiều; ROC càng thấp thì khả năng phục hồi của chứng khoán càng rõ. Tuy nhiên, như với tất cả các chỉ báo về mua quá nhiều và bán quá nhiều, nên chờ tín hiệu khẳng định của thị trường (ví dụ: đảo chiều lên hoặc xuống) trước khi tiến hành giao dịch. Một thị trường xuất hiện trạng thái mua quá nhiều có thể giữ trạng thái này trong một thời gian. Thực tế, các giá trị cực điểm mua quá nhiều/ bán quá nhiều thường hàm ý một sự tiếp diễn của xu thế hiện tại.

Các mức mua quá nhiều/bán quá nhiều tối ưu (ví dụ:± 20)  thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại chứng khoán được phân tích và tuỳ vào các điều kiện thị trường.

Ví dụ

Đồ thị sau cho thấy giá cổ phiếu HAX và ROC 25 phiên (đường xanh lam) được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm. Đường tín hiệu (màu đỏ) là đường trung bình trượt 12 phiên của ROC. Mũi tên “mua” (xanh) được vẽ ra mỗi khi ROC vượt lên trên đường tín hiệu và có giá trị trên -20. Mũi tên “bán” (đỏ) được vẽ ra khi ROC rơi xuống dưới đường tín hiệu và giá trị nhỏ hơn +20.

Tính toán

Khi tỷ lệ thay đổi thể hiện giá trị thay đổi giá, thì nó được tính bằng cách lấy giá của ngày hôm nay trừ đi giá của x thời kì trước đó:

Swing Index – Chỉ báo ngắn hạn

Giới thiệu:

Chỉ báo Swing Index là một kỹ thuật dùng chỉ báo để tiên đoán xu hướng giá sẽ vận động trong tương lai với một chu kỳ rất ngắn (thường là 3 phiên). Nó cho biết những tín hiệu mua bán đầu cơ ngắn hạn khá chính xác.

Cách sử dụng:

·    Khi đường chỉ báo Swing Index cắt đường zero và hướng đi lên phía trên thì đường giá sẽ có xu hướng tăng giá và sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Đây là tín hiệu mua
·    Khi đường chỉ báo Swing Index cắt đường zero và hướng đi xuống phía dưới, thì đường giá sẽ có xu hướng giảm giá và sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn. Đây là tín hiệu bán

Chỉ báo này là một trong những chỉ báo mà các nhà đầu tư rất ngắn hạn (intraday) thường hay sử dụng, và nó được phát huy sức mạnh nếu dùng kèm với chỉ báo Acc/Swing Index (sẽ giới thiệu tiếp theo)

Sau đây là hình ảnh minh họa chỉ báo này

Chỉ báo Triple Exponential Average (TRIX)

Triple Exponential Average (TRIX) là chỉ báo sử dụng để nhận biết sự phân kỳ và những trạng thái quá mua hay quá bán, đồng thời chỉ báo này cũng cho những tín hiệu mua và bán khá chính xác. TRIX rất hữu dụng vì nó đã được lọc và loại bỏ những tín hiệu nhiễu do xu hướng ngắn hạn gây ra.

  • Tín hiệu mua: Mua khi TRIX cắt và nằm trên đường zero.
  • Tín hiệu bán: Bán khi TRIX cắt và nằm dưới đường zero.

Nên sử dụng những tín hiệu mua và bán trên để nhảy vào thị trường hoặc để tối ưu hoá lợi nhuận. Nhà đầu tư cũng có thể quyết định thoát khỏi thị trường khi TRIX đang ở vùng quá mua và bắt đầu có hướng di chuyển về hướng zero. Tương tự như vậy, nhà đầu tư có thể nhảy vào thị trường trong thời gian ngắn khi TRIX đang ở vùng quá bán và bắt đầu có hướng di chuyển về đường zero.

Sự phân kỳ của TRIX


TRIX sử dụng rất hiệu quả để nhận biết sự phân kỳ cũng như để xác nhận xu hướng giá.

  • Xác nhận xu hướng giá: TRIX tăng và đường giá cũng tăng. Tương tự, TRIX giảm và đường giá cũng giảm.
  • Có sự phân kỳ: TRIX tăng hoặc bình thường nhưng đường giá lại giảm, hoặc TRIX giảm hay bình thường nhưng đường giá lại tăng.
  • TRIX loại bỏ được bức màn che bên ngoài do những dao động ngắn hạn gây ra, nó là công cụ rất có giá trị để nhận định xu hướng trung và dài hạn. Khi xảy ra phân kỳ giữa TRIX và đường giá thì đây là những tín hiệu mua bán hay đảo chiều khá chắc chắn.

Chỉ báo Ultimate Oscillator

Ultimate Oscillator (UO) là một chỉ báo kết hợp chu kỳ dao động giá trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thành thành 1 cái dao động giá duy nhất.

Nó đưa ra những tín hiệu mua bán cũng như những vùng quá bán hay quá mua và cũng có thể để xác nhận để xác nhận hướng di chuyển của đường giá, sử dụng hiện phân kỳ để cảnh báo sự đảo chiều của đường giá.

Ông Larry Williams, người tạo ra Ultimate Oscillator, đã định rõ 2 chu kỳ thời gian khác biệt hoàn toàn:

  • Ngắn hạn: dao động ngắn hạn tại những đỉnh thường sớm hơn đường giá tiến tới đỉnh.
  • Dài hạn: dao động dài hạn thường trễ hơn những phản ứng đảo chiều của đường giá.

UO là sự kết hợp của 3 chu kỳ thời gian riêng lẻ: ngắn hạn (thường là 7 phiên), trung hạn (thường là 14 phiên) và dài hạn (thường là 28 phiên). UO hướng đến đỉnh khi đường giá đạt đỉnh. Lưu ý, UO thường được sử dụng chủ yếu để nhận ra sự phân kỳ, nhận biết tín hiệu mua và bán dựa vào sự phân kỳ đó.

Ví dụ minh hoạ:

Tín hiệu mua:

Theo ví dụ đồ thị trên,  đường giá từ vị trí #1 đến vị trí #2 đang giảm, nhưng trái lại chỉ báo UO đang tăng. Đây là phân kỳ làm tăng giá; điều kiện cần để có tín hiệu mua. Sau đó cần phải vẽ được 1 đường thẳng gióng ngang ở vị trí cao nhất trong giai đoạn xảy ra phân kỳ tăng giá. Nếu UO vượt qua và nằm trên đường thẳng gióng ngang này đây là điều kiện đủ  để hình thành tín hiệu mua chắc chắn.

Tín hiệu bán:

  1. Vùng quá mua: UO phải đạt được tình trạng quá mua (trên 70) trước khi tín hiệu bán xuất hiện.
  2. Phân kỳ làm giảm giá: khi đường giá đang tăng nhưng UO lại giảm.
  3. UO có điểm vượt rào: khi UO thấp hơn điểm thấp nhất trong giai đoạn xảy ra phân kỳ giảm giá.


Khi cả 1, 2 và 3 đều xảy ra thì tín hiệu bán mới được sinh ra. Ví dụ dưới đây là một tín hiệu bán đã xảy ra:

Tín hiệu bán được sinh ra bởi UO có cường độ dao động ở mức cao (trên 70) và đường giá đã bẻ gãy đường hỗ trợ của xu hướng tăng giá, cho nên đường giá đã lao dốc.

UO là công cụ cực kỳ hiệu quả để chỉ ra những tình trạng quá mua và quá bán, phân kỳ, tín hiệu mua và bán.

William’s %R William’s %R là 1 chỉ báo về xung lượng (momentum) để đo mức quá mua (overbought)/ quá bán (oversold) của 1 cổ phần. William’s %R được ông Larry Williams tạo ra. Chỉ số này được coi là 1 chỉ báo được xu hướng tương lai khá chuẩn.

Chỉ số này được giao động từ 0% cho đến -100% và được chia thành 3 vùng:

·    Quá mua (overbought): có giá trị từ 0 cho tới -20 đại diện cho thời kỳ giảm giá (bearish)
·    Quá bán (oversold): có giá trị từ -80 cho tới -100 đại diện cho thời kỳ tăng giá (bullish)
·    Vùng  không  cho  tín  hiệu:  có  giá  trị  từ  -20  cho  đến  -80  là  vùng  để  xác  nhận  1  tín  hiệu (signal), chúng ta có thể đợi chỉ báo cắt qua đường -50 để xác nhận sức mạnh tiếp theo của 1 xu hướng.

Cách sử dụng

Nó cũng giống như tất cả các chỉ báo khác về vùng quá bán/quá mua. Nó cho chỉ báo tốt nhất về sự thay đổi giá của cổ phần trước khi có sự đánh giá của nhà đầu tư. Ví dụ nếu chỉ báo này đang trong vùng quá mua thì nó mách bảo cho chúng ta giá cổ phần sẽ quay đầu đi xuống trước khi cổ phần này được bán tháo (lưu ý nên dùng kèm với MACD là 1 chỉ báo rất tốt về sự thay đổi giá của cổ  phần). Nếu chỉ  báo này  nằm trong vùng  không cho tín hiệu (-20 cho đến -80) trong 1 khoảng thời gian đủ dài thì đường giá sẽ tiếp tục đi lên hay đi xuống của xu hướng hiện hành và được đo lường sức mạnh hay yếu nhờ mức -50.

Hiện tượng nhà đầu tư bán nhiều khi chỉ số này nằm trong vùng quá mua (overbought), nếu xảy ra trong khoảng thời gian dài thì chúng ta nên thoát ra cổ phần này trước khi đường giá có tín hiệu giảm giá trị.  Đây là sự kết hợp của chỉ số William’s %R và chỉ số MACD cho tín hiệu mua và bán

Trên đây là một số các chỉ báo về xung lượng ( Momentum ) khác ngoài 2 chỉ báo khá phổ biến là MACD và RSI đã được trình bày trong các Blog trước.

Nếu bạn cảm thấy những kiến thức trên có ích và hỗ trợ được bạn trong giao dịch kiếm tiền trên thị trường Forex, hãy ủng hộ trang Forex uy tín bằng cách mở tài khoản tại các sàn Forex theo những đường link giới thiệu dưới đây để trang có thêm nguồn lực để đem đến cho các bạn những kiến thức, công cụ hỗ trợ cũng như các nhận định tốt nhất có thể giúp tất cả mọi người giao dịch thành công trên thị trường Forex.
Mở tài khoản sàn XM: https://bit.ly/2HhDeQn
Mở tài khoản sàn IcMarkets: https://bit.ly/38pDF75
Mở tài khoản sàn Exness: https://www.exness.com/a/t7q2v7q2
Mở tài khoản sàn HotForex: https://bit.ly/2uKFs81

Comments are closed.