Hiểu về Vàng và Kiến thức Đầu Tư Vàng

Vàng đang là kênh đầu tư được chú ý nhất hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Nhưng, giống như chứng khoán, lĩnh vực đầu tư vàng cũng đòi hỏi nhà đầu tư trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không phải đầu tư theo kiểu đánh bạc đầy rủi ro. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư đều rất coi trọng vàng, nhưng ít người hiểu được sâu sắc vai trò của nó trong thị trường tài chính thế giới. Được xem như loại tài sản có độ “trú ẩn an toàn”, thứ kim loại quý giá này có thể gia tăng giá trị khi thị trường chứng khoán mất điểm và ngay cả khi nền kinh tế bị suy thoái.

Loạt bài viết về Hiều về Vàng và Đầu tư vào Vàng sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức thú vị và cần thiết về giao dịch Vàng để nâng cao khả năng giao dịch và nhận định thị trường của mình.

1. Khai thác vàng

Hai dạng khai thác chính là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. Loại khai thác lộ thiên phổ biến ở Bắc Mỹ và Australia còn khai thác hầm lò thì thường gặp ở Nam Phi. Tuy nhiên, một số mỏ ban đầu là khai thác lộ thiên do tương đối dễ tiếp cận nhưng sau đó phải chuyển xuống khai thác sâu trong lòng đất vì mỏ cạn dần.

Vàng được khai thác cách từ đây hàng nghìn năm – với một số chứng tích cho thấy người Ai Cập đã khai thác vàng trong lòng đất từ năm 2000 TCN và các con sông bị “chiếm đoạt” để đãi vàng thậm chí còn xuất hiện sớm hơn. Trong vài nghìn năm qua, các dạng thức khai thác vàng lộ thiên và khai thác hầm lò ít có thay đổi về bản chất.

2. Tinh luyện vàng

Các thông số kỹ thuật đối với thanh vàng phù hợp theo tiêu chuẩn của London Good Delivery được Hiệp hội thị trường vàng Luân Đôn (LBMA) đăng tải trên trang website www.lbma.org.uk.

LBMA tự giới thiệu tôn chỉ mục đích trên trang web của mình là “hiệp hội thương mại, vận hành như nhà điều phối các hoạt động đại diện cho các thành viên của hội và những người tham gia khác trên thị trường vàng Luân Đôn. Hội này hoạt động với tư cách là địa điểm liên lạc chính giữa thị trường và các nhà tạo lập thị trường”.

LBMA thành lập khái niệm “Giao dịch vàng trên thị trường London” tuân thủ theo các thông số kỹ thuật sau:

Trọng lượng

• Hàm lượng vàng tối thiểu: 350 ounce tơrôi nguyên chất (xấp xỉ 10,9 kg)

• Hàm lượng vàng tối đa: 430 ounce tơrôi nguyên chất (xấp xỉ 13,4 kg)

• Trọng lượng của một thanh vàng nên được tính theo ounce tơrôi, theo bội số 0,025, làm tròn xuống số gần nhất 0,025 của một ounce tơrôi.

Kích cỡ

Những kích cỡ được khuyến nghị sau đây cho một thanh vàng theo tiêu chuẩn Good Delivery xấp xỉ như sau:

• Độ dài (Trên mặt): 250 mm +/- 40 mm Độ vát: 7% đến 15%

• Độ rộng (Trên mặt): 70 mm +/- 15 mm Độ vát:15% đến 30%

• Chiều cao: 35 mm +/- 10mm

• Tuổi tối thiểu có thể chấp nhận của vàng là “995 phần trên vàng nguyên chất 1000”.

• Ngoài ra, mỗi thanh vàng phải có số sêri, tem của nhà tinh luyện, năm sản xuất, và tuổi của vàng tới bốn con số quan trọng.

3. Những công ty khai thác vàng và nghiệp vụ phòng
ngừa rủi ro

TẠI SAO LẠI THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO?

Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro do một công ty khai mỏ Australia thực hiện lần đầu tiên. Công ty này phấn khởi khi một ngân hàng chuẩn bị mua vàng mà họ dự kiến phải sản xuất trong 5 năm với mức giá tương đương thời giá thị trường.

Rõ ràng, họ đã bỏ qua một điều rằng vàng là một thị trường contango (được gọi như vậy vì đường cong có hướng đi lên). Nếu trở thành hiện thực, một thương vụ như vậy sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng liên quan.

Quả thực, khái niệm về contango là phần then chốt đối với nghiệp vụ
phòng ngừa rủi ro.

Vậy, contango là gì?

CONTANGO

Đối với nhiều loại hàng hóa, đường cong giá thông thường theo hướng đi xuống, cụ thể là đường giá dốc xuống cho thấy mức giá lần giao gần nhất cao hơn những lần giao về sau, phản ánh mức cung thuận lợi và hàng hóa vật chất sẵn có. Thường lượng hàng hóa này tích trữ cho vài ngày hoặc vài tuần, mức giá cao hơn gần đó phản ánh mức độ khan hiếm tương đối của hàng hóa.

Tôi đã tìm hiểu một số lý do tại sao giá vàng thường đi lên và thấy rằng vàng trên thực tế được giao sau. Đối với tôi, giao sau (forwadation) là một từ được các cá nhân có ít kinh nghiệm về thị trường vàng bàn luận, và quả thật, tôi chưa bao giờ nghe thấy thuật ngữ này được sử dụng trong giao dịch. Thay vào đó, thuật ngữ contango được nhiều nhà giao dịch chấp thuận rộng rãi.

Khái niệm contango tạo ra những công cụ tài chính hấp dẫn với những người sử dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Điều này là vì các mô hình thành lập giá quyền chọn theo giá giao sau (bao gồm lãi suất và chi phí lưu giữ, v.v…) và việc xác định được giá giao ngay chênh lệch bao nhiêu so với giá giao sau là một cách đánh giá chi phí quyền chọn.

Sử dụng ví dụ ở trên, một công ty khai thác vàng có thể tin rằng giá vàng ở thời điểm hiện tại là 1000 đôla, là mức giá nếu bán trong thời gian dài hơn sẽ tốt hơn. Mô hình quyền chọn cho công ty khai thác vàng biết rằng chi phí bảo đảm này trong 10 năm, mua quyền chọn bán, là 100 đô-la/ounce. Liệu giá này có xứng hay không? Có thể là có, khi so với quyền chọn tại thời điểm giá giao sau là 1.420 đô-la, sẽ mất chi phí 255 đô-la/ounce.

Trong nhiều trường hợp, các công ty quyết định rằng họ thà bán các quyền chọn để có phí bảo hiểm hơn là phải trả cho chúng. Vì vậy, một công ty khai thác vàng có thể bán quyền chọn bán vàng trong 2 năm có giá trị 1.500 đôla để lấy 40 đô-la, lý do là mức giá đó không thể thu hồi bằng một tỷ lệ cao như thế trong 2 năm. Tuy nhiên, vẫn có khả năng phát sinh các vấn đề khi không xác định được ai là người quyết định thực hiện phương án này: người chủ của quyền chọn mua hay chọn bán – bên khai mỏ trong ví dụ đầu tiên song lại là ngân hàng trong ví dụ thứ hai.

Vì vậy, mặc dù 1.500 đô-la có vẻ là mục tiêu khó đạt được trong vòng 2 năm, nhưng Long Term Capital Management (Quản lý vốn dài hạn) lại đạt được điều đó. Vì vậy, nếu sử dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, thì nên dùng trong tương lai gần hơn là tương lai xa.

SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO

Trong suốt những năm 1990, thời hoàng kim của việc bán giao sau, các công ty khai thác vàng Australia là những người sử dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro nhiều nhất, sau đó là các công ty ở Bắc Mỹ còn các công ty ở Nam Phi phần nhiều không dùng tới nghiệp vụ này.

Thậm chí tập quán của các nước cũng rất khác nhau khi một số công ty Australia dường như sử dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro 100% đối với sản lượng dự báo và một số thậm chí còn bán vượt mức sản lượng này khi họ tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường xuống giá đang kìm kẹp ngành công nghiệp này.


Các chiến thuật cũng khác nhau, với việc bán vượt mức các quyền bán lấy tiền ngắn hạn (hoặc mức delta thấp) trong khoảng thời gian thông thường từ một tháng trở xuống để chốt giá bán một tỷ lệ sản lượng mỏ trong nhiều năm, thậm chí trong một số trường hợp tới 15 năm.

Chính các sản phẩm cũng có thể khác nhau, từ kinh doanh thông thường tới những quyền chọn đặt rào phức tạp. Đổi lại, những sản phẩm này có thể có liên quan tới các lĩnh vực nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro của nhà sản xuất.

Sự phụ thuộc lẫn nhau này rất có lợi cho ngân quỹ của các công ty khai mỏ nếu giá vẫn ở mức thấp, song nếu vàng tăng giá thì họ có thể không chỉ đối mặt với việc phải bán kim loại này với giá dưới giá thị trường mà còn phải trả lãi suất cao hơn cho số vàng mà họ đã vay.

4. Dự trữ vàng

NHẬN THỨC VỀ VÀNG

Mặc dù các nhà phân tích không cần phải tuyên bố về việc dự báo nước nào có thể sẽ phải mua vàng, tất cả điều cần làm là nhanh chóng làm tăng các kho dự trữ ngoại hối và có thể là duy tri mối quan hệ lỏng lẻo với Mỹ.

Mỹ thường được xem là một nguyên do vì người ta cho rằng những nước muốn mua vàng thường không muốn nắm giữ một lượng lớn đồng đô-la. Vì vậy, một số nước được xem là những nước mua vàng là Arap Saudi, Nga, Ấn Độ, Iran, Venezuela, Nam Phi, Brasil, v.v…

NHỮNG NƯỚC NẮM GIỮ VÀNG

Số liệu thực tế cho thấy những nước nắm giữ vàng lớn nhất thế giới, chắc chắn về mặt tỷ lệ, là “những nền kinh tế cũ” của phương Tây cùng Trung Quốc và Nhật Bản ở châu Á. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ vàng của những nước này chỉ là tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ trữ lượng vàng của họ.

AI MUA VÀNG?

Trước khi hỏi ai mua vàng, nên kiểm tra xem tại sao các ngân hàng trung ương lại là đối tượng nắm giữ vàng ở vị trí hàng đầu như vậy.

Câu hỏi này sau đó sẽ đưa đến tranh luận về việc đa dạng hóa đầu tư, vàng không phải là món nợ của ai, ấn tượng về truyền thống và tình đoàn kết: các đặc điểm tiêu chuẩn được gán cho vàng.

Vấn đề mà các ngân hàng trung ương gặp phải với vàng chính là nét đặc trưng của nó. Nếu một ngân hàng trung ương lựa chọn tăng tỷ lệ đồng euro mà họ nắm giữ trong kho dự trữ của mình theo tỷ lệ đồng đô-la, đó sẽ là chủ đề chỉ diễn ra trong thời đoạn ngắn cho các thị trường tài chính. Năm 1999, khi Gordon Brown là Bộ trưởng Tài chính Anh, ông đã lựa chọn bán 395 tấn vàng dự trữ của nước này ở mức giá/tấn trung bình là gần 275 USD – một quyết định vẫn bị nhắc lại bất cứ khi nào phe đối lập muốn nghi ngờ khả năng quản lý tài chính của ông.

Đối với bên bán, các ngân hàng trung ương thích tái đảm bảo với khách hàng của mình rằng họ đã giành được mức giá khả dĩ nhất. Họ cần thiết phải tránh những cáo buộc rằng họ đã bán vàng ở một mức giá không thỏa đáng hay quá rẻ, như đã đề cập trước đây, tương tự như cáo buộc dành cho Thủ tướng Anh Gordon Brown, mặc dù Anh là trường hợp hơi khác khi mà ở nước này, vàng dự trữ thuộc về chính phủ chứ không thuộc về ngân hàng trung ương.

Ở những nước khác cũng phức tạp không kém. Các thống đốc ngân hàng trung ương thường không muốn chứng kiến hoặc cơ quan hoặc thể chế của mình bị chỉ trích tại cơ quan lập pháp do năng lực quản lý kinh tế kém. Vì vậy, trong phần lớn các trường hợp, vàng được bán trong một thời gian kéo dài để thể hiện một mức trung bình thỏa đáng. Về mặt lý thuyết, vẫn có khả năng Trung Quốc mua vàng của Pháp hoặc một quốc gia châu Âu khác. Tuy nhiên, bất kỳ tin tức nào cho biết một quốc gia châu Á, một nước sản xuất dầu mỏ, hay quỹ đầu tư nhà nước đã mua một số lượng đáng kể vàng sẽ gây ra mức tăng mạnh giá vàng ngay lập tức. Các tuyên bố rằng đây chỉ là một vụ mua vàng sẽ bị phớt lờ. Thay vào đó, những người kinh doanh sẽ tập trung vào cả khả năng đối tác này sẽ mua thêm vàng và các đối tác khác sẽ trông đợi tái lập vụ giao dịch này.

Vì vậy, người bán ngoài thị trường không được coi là đạt được mức giá thị trường trung gian, mà họ sẽ bị đánh giá là đã bán ở một mức giá thấp hơn đáng kể so với giá thị trường. Tôi đã đề cập ở trên rằng đây là một quan điểm hoài nghi, nhưng tôi biết ít nhất một ngân hàng trung ương đúng là có tranh luận về khả năng cố tìm một bên mua hoặc bán vàng ra thị trường. Ngân hàng trung ương đã lựa chọn giải pháp thứ hai, giải pháp mang tính chính trị.

Có lẽ tình hình đối với IMF có thể khác. Hiện IMF đang tranh luận về việc bán, và căn cứ vào đó, vàng về lý thuyết do nhiều quốc gia sở hữu, nên có thể đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa cảm thấy thuyết phục.

Thỏa thuận bán do các ngân hàng trung ương châu Âu ký được đưa ra ở trên đã hình thành cơ sở cho phần tiếp theo của bài này.

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG BÁN VÀNG

Trong phần lớn những năm 1990, vàng trên thị trường xuống giá liên tục. Người ta xem đó là một khoản đầu tư không hợp thời khi vào thời điểm đó người ta đang ưa chuộng một kỷ nguyên đổi mới kỹ thuật tài chính và bùng nổ Internet.

Liên quan tới các hoạt động của nhà sản xuất vàng, trong nhiều trường hợp, họ sẽ bán lượng vàng mà họ chưa khai thác để bảo đảm tương lai hoạt động của mình và nhiều nhà đầu cơ đang bán khống vàng theo cách hiểu là chiến thuật “carry trade” (chiến thuật mà trong đó nhà đầu tư bán một ngoại tệ cụ thể có tỉ số lãi suất cho vay tương đối thấp và dùng số tiền thu được để mua một loại ngoại tệ khác có tỉ số lãi suất tương đối cao).

Nhờ vào chiến thuật này về bản chất các quỹ đầu tư hợp tác và những quỹ khác sẽ bán vàng, vay lại với lãi suất vàng thấp, và rồi đầu tư đô-la từ các thương vụ của mình vào các công cụ mang lại lợi nhuận cao (hoặc thậm chí là vào trái phiếu kho bạc). Việc vàng xuống giá thấp hơn có nghĩa là không chỉ những nhà đầu cơ thu được lợi nhuận mà họ còn đang hưởng đồng vốn lên giá khi giá của vàng vẫn giảm.

Nhiều ngân hàng trung ương không muốn ngồi nhìn vàng rớt giá và tài sản quốc gia bay hơi. Đến cuối thập kỷ này, chúng tôi chứng kiến người Bỉ, người Hà Lan và người Canada cùng với các quốc gia khác bán vàng. Và thời kỳ đen tối đã tới khi trong suốt năm 1999, một số quốc gia được cho là thích vàng đã tìm cách làm vơi bớt kho dự trữ của mình.

Australia đã bán, rồi Anh và Thụy Sĩ cũng tuyên bố ý định thu hẹp xuống gần một nửa kho dự trữ của mình; Thụy Sĩ đã bán bớt 1.300 tấn so với Anh là 395 tấn.

Tới một chừng mực nhất định, thị trường đã quen với ý niệm các ngân hàng trung ương bán vàng. Các nhà đầu tư không quan tâm đến quan điểm này, song nó được chấp nhận. Tuy nhiên, khi tin tức về vụ bán vàng của Australia bị vỡ lở, thì thị trường quốc tế đã hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát.

Các công ty khai khoáng không còn sôi nổi nữa và họ chỉ ra rằng số vàng chưa được khai thác thuộc về họ hơn là về chính phủ. Tuyên bố này đã khiến giá vàng càng hạ xuống sâu hơn.

Tương tự, giả sử Thụy Sĩ có ham muốn đối với vàng, đó cũng là một phần văn hóa của họ như sôcôla và ngành ngân hàng vậy. Tuy nhiên, không phải là trong trường hợp này.

Theo một cách tương tự, London được xem là ngôi nhà của thị trường vàng, với phần lớn giao dịch trên thế giới liên quan đến thứ kim loại này được thực hiện ở London, nơi giá vàng tiêu chuẩn (cố định giá) được xác định, và hơn nữa, đây cũng là mái nhà của nhiều nhà làm giá lớn nhất toàn cầu và là nơi các quy định xác định tiêu chuẩn của ngành này được thiết lập như “thanh vàng theo tiêu chuẩn của London Good Delivery”.

Anh là nước trữ vàng trong một thời gian dài. Theo cách tương tự như Thụy Sĩ, thị trường cũng quá thỏa mãn rồi, và Chính phủ Anh, thực tế là bên sở hữu số vàng dự trữ của Anh (không giống như ở phần lớn nước khác, vàng thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương), thực ra lại là bên bán vàng và thích giữ đồng euro hơn.

Những hành động không mong đợi của ba nước trên đã tạo cho nhiều nhà đầu tư ấn tượng rằng tất cả các ngân hàng trung ương đang xếp hàng bán vàng, rằng đó là câu hỏi “khi nào” người giữ vàng bán vàng hơn là “nếu”. Việc ba nước được xem là “bằng hữu” với vàng đều đang bán vàng đã làm gia tăng mối hoài nghi rằng triển vọng này xem ra ảm đạm đến mức các nước đang nhảy cóc qua nhau trong việc sẵn sàng bán vàng.

THỎA THUẬN VÀNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU
ÂU (EcbGA)

Đề mục “Thỏa thuận vàng của ngân hàng trung ương châu Âu” có thể trông giống như một hỗn hợp kỳ lạ giữa chữ viết hoa và chữ viết thường, song thỏa thuận này bình thường được gọi là EcbGA, mặc dù đôi khi còn gọi là WAG (Thỏa thuận Washington về vàng). Những chữ lộn xộn này sẽ làm nổi bật phạm vi thỏa thuận và cũng làm rõ rằng đây không đơn giản là một tuyên bố của Ngân hàng trung ương châu Âu mà chỉ nói đến một số các ngân hàng trung ương châu Âu liên quan.

15 ngân hàng này là các ngân hàng trung ương Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, và ECB, cộng với 11 nước khác trong liên minh châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Bỉ, Luxembourg, Phần Lan và Ailen.

IMF VÀ VÀNG

Theo hiến chương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức này được phép nắm giữ hoặc bán vàng. Sẽ không có cơ sở trung gian như đối với phần lớn các cơ quan chính thức, vốn có thể ít nhất thu lợi qua việc cho vay vàng của mình. Vì vậy, vàng chỉ là bảng cân đối kế toán của tổ chức này và có rất ít mục đích.

5. Bên cho vay và bên vay vàng

AI CHO VAY VÀ AI ĐI VAY VÀNG?

Khi các tỷ lệ tăng do có tin đồn các ngân hàng trung ương rút vàng khỏi thị trường đã khiến cho một số ngân hàng trữ vàng có giá trị tín dụng thấp bắt đầu lo ngại rằng sẽ không thể tìm đủ mặt hàng để bù đắp cho các khoản cho vay của mình. Trong nhiều trường hợp, mô hình được một số thể chế chấp nhận là cho các công ty khai mỏ (những công ty đang cấp vốn cho khoản đầu tư của họ) vay vàng dài hạn (tới 10 hoặc thậm chí 15 năm) trong khi lại vay vàng từ các ngân hàng trung ương hoặc thị trường,
vốn chỉ sẵn sàng cho vay vàng trong thời hạn dưới sáu tháng. Tuy nhiên, đường cong lãi suất vàng sẽ dốc đến mức được xem là một rủi ro có thể chấp nhận được.

ĐƯỜNG CONG LÃI SUẤT

Do những người khai mỏ đang tìm cách tận dụng lợi thế của contango về giá vàng và để bảo vệ các luồng tiền mặt trong thời gian dài, mối quan tâm của họ là tham gia vào phần cuối kéo dài của đường cong, trong một số trường hợp, kéo dài tới 15 năm. Họ đầu tư vào thương vụ lãi suất vàng dễ rủi ro này bằng cách chốt lãi suất dài hạn và đưa ra một loạt lãi suất thả nổi ngắn hạn, ví dụ như ba tháng.

Rõ ràng, chi phí thanh toán ban đầu nhằm tạo dựng sự ổn định cao hơn so với nguy cơ phải đối mặt với những biến động bất thường của thị trường. Do đó, những công ty khai mỏ có xu hướng chỉ cố định một tỷ lệ rất nhỏ số vàng vay trong thời gian dài hạn hơn là quản lý rủi ro của mình thông qua một loạt các khoản vay ngắn hạn – thời hạn từ một đến sáu tháng là có tính thanh khoản cao nhất.

THANH TOÁN LÃI SUẤT BẰNG VÀNG HAY BẰNG ĐÔ-LA?

CÁCH TÍNH LÃI SUẤT VỀ VÀNG

6. Các ngân hàng vàng

NHỮNG TRUNG TÂM GIAO DỊCH LỚN

NHỮNG NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG

CÁCH THỨC GIAO DỊCH VÀNG GIAO NGAY?

TÍNH THANH KHOẢN

ĐỊNH GIÁ VÀNG TẠI LONDON

GIAO DỊCH TỶ LỆ LÃI SUẤT VÀNG

Khi các ngân hàng trung ương cho vay vàng dài hạn – thực tế là hơn 2 năm – họ nói chung không muốn tiếp nhận khoản tín dụng của ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian có thể kéo dài tới 10 năm. Vì vậy, để giảm rủi ro này, họ hoặc cho vay vàng trên cơ sở thế chấp (bên vay phải đặt trái phiếu chính phủ cho bên cho vay với giá trị tương đương như vàng, được đánh giá lại theo tuần hoặc tháng), hoặc họ có thể tham gia vào một IRS.

Vấn đề đối với các ngân hàng trung ương là một IRS tiêu chuẩn không liên quan tới diễn tiến của vàng, và động cơ của các ngân hàng trung ương là kiếm lợi nhuận từ số vàng của mình. Họ làm điều này bằng cách cho vay vàng dài hạn thông qua một IRS, vay lại vàng (ba tháng) theo các điều khoản của một IRS, song sau đó lại cho vay vàng riêng rẽ trong một giai đoạn ngắn (ba tháng). Điều này có thể không mấy phức tạp song thực chất, điều này có nghĩa là họ thực sự nhận được một tỷ lệ lãi suất trong 10 năm nhờ việc cho vay vàng khi tham gia vào một loạt vụ giao dịch ngắn hạn (40 x 3 tháng).

THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀNG

Thị trường quyền chọn vàng phần nhiều hoạt động giống như bất kỳ một thị trường tiền tệ nào. Quả thực, vàng thường được coi là một loại tiền tệ mặc dù có một số tranh cãi về việc liệu nó có phải là một loại tiền tệ không hay đơn giản là một loại hàng hóa. Câu trả lời an toàn nhất là nó có cả hai đặc điểm trên.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường quyền chọn vàng (đặc biệt là trong những năm 1990) được dẫn dắt bởi các công ty khai thác vàng.

Có ba lý do. Trước tiên, nhiều công ty này là bên chỉ bán các quyền chọn mua vàng; hai là, họ là một lực lượng chủ đạo đối với những biến động về giá; và ba là, nhiều vụ giao dịch có chi phí đầu tư lớn về quy mô và vô cùng phức tạp.

CÁC QUỸ ĐẦU TƯ HỢP TÁC

GIAO HOÁN

Như đã đề cập ở trước, London là trung tâm giao hoán đối với vàng chính xác theo cách mà đồng đô-la giao hoán trên thị trường New York và đồng yên trên thị trường Tokyo. Hiệp hội thị trường vàng London (LBMA) xác định quy trình này như sau: “Thị trường vàng London dựa trên hệ thống giao hoán chuyển giao qua giấy tờ hàng ngày. Các thành viên đề nghị các dịch vụ giao hoán thỏa dụng các lượng vàng và bạc không chỉ định mà họ giữ với nhau để quyết toán các giao dịch cũng như giao dịch với bên thứ ba.


Những giao dịch này được tiến hành đại diện cho khách hàng và các thành viên khác của thị trường vàng London khi quyết toán các hoạt động giao dịch vàng London của mình. Hệ thống này tránh những rủi ro và chi phí an ninh liên quan tới sự dịch chuyển tự nhiên của vàng”.

DOANH THU

Nên nhớ rằng vàng là thị trường nhỏ khi thanh toán bằng OTC/trên thị trường London trung bình ít hơn 15 tỷ đô-la trên cơ sở ngày, mặc dù hiện đang có mức thanh toán cao nhất từ trước đến nay là 25 tỷ đô-la (song không phải về mặt số ounce hay số lần giao dịch, một phần là do hoạt động yếu đi trên thị trường cho vay). Phải thừa nhận rằng doanh thu có thể là cấp số nhân của các ounce đã thanh toán, đặc biệt là bổ sung vào những trao đổi.

Thật khó đặt ra bất kỳ con số chính xác nào, song theo kinh nghiệm, nó sẽ có ý nghĩa trong việc làm cân bằng thị trường vàng giữa các thị trường USDCAD (USD và CAD) và USDCHF (USD và đồng franc Thụy Sĩ). Thật bất ngờ, thị trường ngoại hối toàn cầu có doanh thu khoảng 3 nghìn tỷ đô-la mỗi ngày.

CÁC QUY ƯỚC THỊ TRƯỜNG

7. Các sở giao dịch vàng

8. Các quỹ do nhà đầu tư góp vốn (ETF)

ETF LÀ GÌ?

Theo khái niệm được đưa ra trên trang www.ishares.com (ishares là tên thương hiệu mà Barclays Global Investors – BGI – sử dụng cho nhãn hiệu gốc của các quỹ giao dịch ngoại hối), “ETF là công cụ đầu tư kết hợp các đặc tính quan trọng của các quỹ đầu tư chứng khoán và các cổ phiếu cá nhân.

ETF là quỹ ngỏ giống như các quỹ đầu tư chứng khoán chỉ số thể hiện danh mục vốn của các thị trường chứng khoán theo dõi các chỉ số cụ thể. Một sự khác biệt nổi bật là giao dịch ETF giống như cổ phiếu, có thể được mua và bán (dài hạn hay ngắn hạn) trên thị trường ngoại hối và có thể sử dụng các chiến lược kinh doanh giống nhau cùng với các cổ phiếu”.

Cụ thể hơn, các ETF vàng nhằm theo dõi giá vàng, ít chi phí lưu kho và hành chính hơn, và trong hầu hết trường hợp, được vàng vật chất chỉ định hỗ trợ.

TẠI SAO LẠI LÀ ETF VÀNG?

Nếu tổng số vàng nắm giữ của các quỹ do các nhà đầu tư góp vốn so với tổng mức nắm giữ của các ngân hàng trung ương, chúng sẽ đứng thứ bảy trước Nhật Bản, chỉ đứng sau các nước và cơ quan truyền thống nắm giữ vàng là Mỹ, IMF, Đức, Italia, Pháp và Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng những thay đổi trong những khoản cân đối bằng ETF vàng có thể dao động đáng kể hơn các khoản nắm giữ của các ngân hàng trung ương và tùy thuộc vào các thị trường, có thể thêm các luồng vào hay các mức giảm theo thời gian.

VÀNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH

Một hấp dẫn khác đối với nhiều nhà đầu tư là vàng ETF được chỉ định. Có thể nói rằng vàng do những công ty này nắm giữ có thể dễ dàng nhận biết tại các kho chứa theo số sêri của chúng hơn là một phần của khối vô định hình, đồng nghĩa với việc vàng là tài sản của quỹ và không phải là tuyên bố sở hữu của người bảo quản.

CỔ PHIẾU VÀNG SPDR

Lướt qua báo chí, bạn sẽ có được những đánh giá mới nhất về loại cổ phiếu này. Điều này dường như không phản ánh chính xác giá vàng, những đánh giá như vậy được cho là mang tính mô phỏng – thậm chí chúng chỉ thể hiện cho một phần mười ounce vàng.

9. Vàng vật chất

Đối với một số người, vàng là vật chất; hình thái quan trọng duy nhất của vàng là các thanh vàng thực tế chứ không phải các lượng chưa được chỉ định và một khối vô định hình được giao dịch. Vì vậy, trong chương này, tôi muốn bàn luận về “nhu cầu vật chất” – thuật ngữ khái quát mà những nhà tạo lập thị trường thường sử dụng khi họ bị khách hàng hỏi về giá ở bất kỳ nơi nào từ 500 ounce tới một vài nghìn, thường là từ các ngân hàng ở Trung Đông và châu Á song cụ thể hơn là ở Dubai, Hồng Kông, Singapore, v.v…

Đối với phần lớn những người ở phương Tây, khái niệm mua sắm trang sức dựa trên giá kim loại ổn định hơn là bất thường. Không thể chần chừ mua một chiếc nhẫn cưới hay chiếc vòng tay nếu không có một sự giảm giá thích hợp. Tuy nhiên, toàn bộ khái niệm về mua và bán vàng là rất khác nhau ở phần lớn các khu vực trên thế giới.

XẾP HÀNG MUA VÀNG

Tôi đã chứng kiến điều này nhiều lần trong sáu năm ở Hồng Kông. Tôi vẫn ngạc nhiên trước những dòng mà tôi thường thấy bên ngoài các cửa hàng trang sức sau những đợt giảm giá mạnh của giá vàng. Mặc dù nguyên tắc chung từ quan điểm giao dịch là nhu cầu tự nhiên không đóng góp gì cho tới khi giá bình ổn ở các mức thấp hơn, trạng thái tâm lý là nguyên nhân làm nó có thể luôn giảm xuống, và người có nhu cầu thường chờ đợi cho tới khi giá bắt đầu tăng cao trở lại.

NHỮNG NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU, NHỮNG LÝ DO CƠ BẢN
KHÁC NHAU

Lý do cơ bản đằng sau việc mua trang sức vàng là sự khác nhau giữa các nền văn hóa. Theo một quan điểm của phương Tây, trang sức được mua vào những dịp đặc biệt, khi nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn thực sự là lần duy nhất khi được xem là cần thiết phải mua. Về mặt cá nhân, tôi không thích tới cửa hàng trang sức ở phương Tây vì ở đó thường dường như có thái độ rằng bạn là người may mắn khi được phép đi qua các cổng an ninh một mình để táo bạo xem các đồ trang sức. Vì thế, nếu điều này làm cho tôi cảm thấy không thoải mái, tôi chắc chắn nhiều người khác cũng có cảm giác này.

CỔ PHIẾU KÝ GỬI

Trong một thế giới đơn giản, hoàn hảo, khách hàng sẽ bước vào một cửa hàng trang sức với ý định mua một miếng trang sức vàng ròng 1 ounce. Nhìn nhanh lên màn hình sẽ thấy rằng giá bán của cửa hàng vào thời điểm cụ thể đó là 1.000 đô-la. Tiền sẽ trao tay, và khách hàng sẽ thỏa mãn rời khỏi cửa hàng. Tuy nhiên, nhà bán lẻ sẽ quay số gọi nhanh tới ngân hàng vàng bạc, họ sẽ mua ounce vàng đó, vì thế tính luôn vào biên lợi nhuận của họ.

VÀNG LÀ QUÀ TẶNG

VÀNG VỤN

10. Vàng: Các câu chuyện thần bí và thực tế

LỊCH SỬ

Sự thật vàng là một phần không thể tách rời trong lịch sử nhân loại. Nó đã và đang được ưa chuộng trong nhiều thiên niên kỷ do khả năng sáng bóng, khả năng gia công và mức độ khan hiếm của nó. Trước đây, vàng thường chỉ để dành cho hoàng gia, tầng lớp quý tộc, và các chức sắc tôn giáo sử dụng. Trong một số xã hội, màu sắc của vàng gắn với những sức mạnh kỳ bí. Vấn đề lịch sử này đã giải thích cho tính chất thần bí của vàng trong toàn bộ lịch sử tồn tại của nhân loại.

VÀNG LÀ MỘT KÊNH ĐẦU TƯ ĐA DẠNG

Hội đồng vàng thế giới đã tiến hành một số cuộc điều tra thăm dò cho thấy lợi nhuận mà vàng có thể đem lại cho một danh mục đầu tư. Trong một nghiên cứu như vậy đối với các tổ chức đầu tư Mỹ có tên gọi Vàng là một tài sản Chiến lược (Richard Michaud, Robert Michaud, và Katharine Pulvermacher năm 2006), các tác giả kết luận: “Vàng có thể có ưu thế trong danh mục đầu tư đối với các loại tài sản như các thị trường đang nổi và đỉnh chóp nhỏ do giá trị của nó, với tư cách là một tài sản đầu tư đa dạng. Một chỉ định chiến lược đối với vàng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của danh mục đầu tư. Chúng tôi thấy một chỉ định nhỏ nhưng quan trọng là 1 đến 2% khi mức rủi ro thấp và 2-4% khi danh mục đầu tư ở mức cân bằng. Trong khi về mặt thống kê không quan trọng ở những mức rủi ro cao, vàng có thể đem lại ổn định tại các thị trường và nền kinh tế nghèo cho các tổ chức đầu tư chiến lược dài hạn”.

VÀNG LÀ VẬT TÍCH TRỮ GIÁ TRỊ

VÀNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐÔ-LA

Nhiều mặt hàng có thể giao dịch theo đồng đô-la song vàng còn có mối tương quan nhiều hơn với đồng tiền này. Nói ngắn gọn, đó là do vàng được định giá bằng đồng đô-la song thường được người dân của các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, v.v… mua. Vì thế, khi đồng đô-la mất giá, người ta cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng số lượng mà họ mua và do đó, giá sẽ tăng lên để bù đắp.

Ít nhất thì đó cũng là lý thuyết. Trên thực tế, lý do cơ bản không nhất thiết như vậy vì đơn giản nếu đồng đô-la giảm, vàng hầu như luôn tăng. Sự vượt trội hoặc thấp hơn của vàng trong mối tương quan với đồng đô-la có lẽ quan trọng hơn vì nó cho thấy tính hiệu quả tương đối của vàng so với những ảnh hưởng ngoại lai.

Ngoài ra, đối với nhiều người, vàng đơn giản là một loại tiền tệ, và vì thế nếu đồng đô-la mất giá, vàng tăng lên theo cách tương tự như đồng euro, đồng yên hoặc đồng bảng Anh. Đơn giản như vậy.

CÁC THUYẾT ÂM MƯU

Khi vàng vẫn còn ảnh hưởng tới tâm hồn của chúng ta, không có gì ngạc
nhiên rằng nó xuất hiện trong rất nhiều thuyết âm mưu. Tình trạng không rõ
ràng và mức độ mong muốn chỉ làm tăng tính thần bí của vàng và vì vậy,
làm gia tăng vai trò của nó trong những câu chuyện và/hoặc tin đồn như vậy.

VÀNG BIỂU HIỆN CHO SỨC KHỎE TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

Tôi tự thấy mình nhất trí với GATA rằng vàng có thể là biểu hiện
của sức khỏe tài chính toàn cầu. Trong khi chắc hẳn người ta tranh cãi nhiều
trong phần lớn những năm 1990 và quả thực là phần nhiều thời gian trong
thiên niên kỷ này rằng vàng đã mất vị trí là công cụ tài chính chủ yếu, biến
động gần đây trên thị trường tiền tệ và thị trường thu nhập cố định đã làm
sống lại sự quan tâm đối với kim loại này với tư cách là một khoản đầu tư và
là công cụ tài chính quan trọng.

11. Vàng ở các mức cao kỷ lục

VÀNG: GẦN NHƯ TIỀN

Như tôi đã đề cập ở trước, thông qua việc vàng được chào giá bằng đồng đô-la và về cơ bản được các cá nhân chỉ định thanh toán không phải bằng đô-la mua, giá sẽ có xu hướng tăng khi đồng đô-la mất giá. Giả định rằng việc tăng mua sẽ diễn ra trên thị trường, và vì vậy, giá phải tăng để duy trì cân bằng. Về một ý nghĩa nào đó, đó là sự giải thích “hàng hóa” cho vàng là một loại tiền tệ; đơn giản cho rằng khi đồng đô-la tăng, vàng, theo khái niệm này, phải giảm.

Rõ ràng, yếu tố tiền tệ là nhân tố dài hạn quan trọng nhất tác động lên giá vàng. Trong khi những mối quan ngại về lạm phát hay thay đổi về địa chính trị có thể khiến vàng xuống giá hoặc lên giá so với nhiều loại tiền tệ, cuối cùng, chính yếu tố tiền tệ khiến các nhà giao dịch thường thích đem ra tham chiếu thậm chí chỉ thông qua một tuyến thứ cấp, cụ thể là vàng có thể tạm thời có mối tương quan rất mạnh với dầu mỏ, mà đổi lại, dầu mỏ có mối tương quan rất lớn với đồng đô-la.

VÀNG: GẦN NHƯ LÀ HÀNG HÓA

Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự nổi lên của các mặt hàng như một lớp tài sản. Ngày càng nhiều ngân hàng trở thành các nhà kiến tạo thị trường trong lĩnh vực này, hoặc thậm chí chỉ là những giao dịch trắng và có sự tăng nhanh về số lượng các cơ quan đưa ra các sản phẩm có quan hệ hàng hóa cho cơ sở khách hàng của mình – nếu chúng là “tiền thực sự” (quỹ lương hưu) hoặc các đầu tư đòn bẩy (các quỹ hợp tác đầu tư và tương đương).

NHẬN THỨC VỀ CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ VÀNG

Nghiên cứu đa dạng hóa và lợi nhuận đã chứng kiến nhiều quỹ hợp tác đầu tư, các quỹ lương hưu, các ngân hàng tư nhân, các quỹ đầu tư nhà nước, v.v… có liên quan trong các thị trường hàng hóa. Giả định từ nhiều nhà bình luận cho thấy các ngân hàng trung ương cũng có liên quan chặt chẽ tới việc săn lùng này và vì thế sẽ trở thành (gần như) hàng hóa mà họ biết rõ nhất – vàng.

Như đã đề cập trong Phần 4, người ta nhận thức được từ thị trường rằng các ngân hàng trung ương đang mua vàng. Nếu trên thực tế, họ không mua vàng, họ đang phát triển các chiến lược. Nếu họ không phát triển các chiến lược, đó sẽ chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi họ làm như vậy.

Quả thực, một số nhà quản lý các quỹ hợp tác đầu tư cho hay họ “biết việc Fed đã yêu cầu Trung Quốc mua vàng”. Lý do cơ bản là vào thời điểm đó, Fed đang cố gắng tăng tỷ lệ lãi suất dài hạn song có thể không làm một cách hiệu quả được như vậy khi Trung Quốc đang mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ của Mỹ; vì thế, người Trung Quốc được cho là đã bị yêu cầu thay vì mua hối phiếu của Mỹ, họ phải mua vàng.

TÂM LÝ

Tất cả thị trường đều bị dẫn dắt bởi tâm lý, ít nhất là một phần. Bất kỳ ai từng đầu tư hoặc giao dịch sẽ nhớ những thời điểm khi mọi thông tin xấu đều bị cố ý phớt lờ và những thông tin tốt đều được nắm bắt như thể nó được khắc vào đá vậy, cho tới khi điều này bị quay ngoắt 180∘.

NHU CẦU TỰ NHIÊN VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ

Trong khi các dòng tít về cung và cầu, đặc biệt là khi liên quan tới nhập khẩu vàng hoặc con số tiêu dùng, nói chung không tác động đến giá vàng, nhu cầu tự nhiên là nền tảng của thị trường vàng trong nhiều thế kỷ.

NHỮNG CÔNG TY KHAI THÁC

Các nhà sản xuất vàng rõ ràng là những người bán vàng. Chỉ có điều họ đã thay đổi phương pháp luận của mình mà thôi. Trước đây, các bàn giao dịch hàng hóa của các ngân hàng chủ yếu được xây dựng để phục vụ các nhu cầu của lĩnh vực này, mà trong nhiều trường hợp, lại liên quan tới sản lượng bán từ những năm sau đó.

THỰC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ VÀNG

Tôi đã đề cập đến các ngân hàng trung ương trong mục về vàng gần như hàng hóa, cụ thể là về vai trò của chúng là người mua tiềm năng. Song có lẽ, việc chúng được nhìn nhận là người mua thì gần với sự thực hơn.

LẠM PHÁT

Nói chung, các môi trường lãi suất thấp là tích cực đối với vàng, và quả thực là đối với hầu hết các khoản đầu tư. Lôgic thì đơn giản. Nếu có tỷ lệ lãi suất 10% và vàng được giao dịch ở mức 1.000 đô-la, vàng cần phải tăng lên mức đảm bảo 100 đô-la trong thời gian 1 năm để có lợi như một phương án loại bỏ rủi ro – như gửi tiền vào tiết kiệm hay vào trái phiếu, v.v… Rõ ràng, không thị trường tự do nào có thể đưa ra một khoản lãi đảm bảo và vì vậy, cần phải trả trước để tạo ra một dịch chuyển lớn hơn. Như vậy, nếu lãi suất chỉ đơn thuần là 1%, khoản đầu tư đó trở nên hấp dẫn hơn và đặc biệt nếu các mức lãi suất thực tế là âm.

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và có cả lạm phát, các ngân hàng trung ương rõ ràng đang làm một công việc tuyệt vời. Lạm phát không bị nhìn nhận là mối đe dọa vì các nhà chức trách phụ trách tiền tệ có thể đơn giản tăng lãi suất để kiểm soát vấn đề này và đảm bảo rằng có ít sự gián đoạn đối với sự an lạc kinh tế. Đây là chính là điểm mà bức tranh đi trệch đột ngột khỏi mức cao danh nghĩa trước đó của vàng nếu lạm phát không kiềm chế được.

TIN TƯỞNG TÔI – TÔI LÀ CHỦ NGÂN HÀNG!

Ở Ấn Độ, gần hai phần ba số vàng là do khu vực nông thôn mua chứ không phải là khu vực đô thị. Kết luận này cho thấy do giới tài phiệt của nước này không thể sống ở làng và vì vậy, vàng được mua làm của để dành, cụ thể là vì cộng đồng không chắc chắn về mức độ an ninh khi để tiền ở ngân hàng hoặc do thiếu học vấn hoặc, hay một số cơ quan quả thực đã đánh mất khoản tiền gửi tiết kiệm của họ hay được xem là không đáng tin.

Dù là lý do gì, rõ ràng, lòng tin vào hệ thống tài chính toàn cầu đã bị hủy hoại. Không chỉ đối với người dân mà còn trong chính ngành này; khủng hoảng tín dụng đã trở nên tồi tệ hơn do các ngân hàng không sẵn sàng cho vay nữa vì đơn giản, họ không còn tin vào tình trạng tài chính của người vay. Vì thế, khi đã nghi ngờ, bạn nên giữ tiền trong tay.

KẾT LUẬN

Vì thế, đó không phải là một đặc điểm khiến vàng tăng lên các mức cao mọi thời đại. Thay vào đó, đó là một số vấn đề đến cùng nhau khiến cho thị trường tăng giá cao hơn. Trong khi tầm quan trọng của những yếu tố này sẽ thay đổi, có ít nghi ngờ rằng môi trường kinh tế và đầu tư hiện này đã nhen nhóm lại sự quan tâm đối với vàng vì nhiều lý do.

12. Tiếp cận với các hình thức đầu tư Vàng

Hy vọng, bạn giờ đây đã được trang bị đủ thông tin để thử và hiểu điều gì đang diễn ra trên thị trường vàng; liệu các nhà kinh doanh có mù quáng chạy theo sự may rủi của đồng đô-la hay có lẽ vàng đang diễn biến mà không liên quan gì tới các thị trường khác (kim loại này hoạt động như thế nào đối với đồng euro). Liệu loại hàng hóa này có phục hồi? Liệu vàng đang hoạt động như một hàng hóa đa dạng hóa đầu tư? Điều gì đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu? Liệu có bất kỳ tuyên bố nào gần đây từ các ngân hàng trung ương hay các quỹ đầu tư nhà nước không?

KẾT LUẬN

Môi trường cho vàng đã thay đổi nhiều trong vài năm qua. Lạm phát quay lại như một mối đe dọa tiềm tàng, việc giảm lòng tin vào hệ thống tài chính khi cả ngân hàng và các nhà chức trách phụ trách tiền tệ cho thấy chính bản thân họ đang phải vật lộn để kiểm soát những sự kiện này, đồng đô-la yếu, và sự nổi lên của vàng và hàng hóa như một lớp tài sản được quan tâm đều đã làm tăng tâm lý tích cực xung quanh vàng.

Comments are closed.