Gần 11.200 tỷ đồng đầu tư cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 1763/UBND – KT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải về phương án đầu tư dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT.

Gần 11.200 tỷ đồng đầu tư cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng - Ảnh 1.

Lạng Sơn đầu tư gần 11.200 tỷ đồng đầu tư Cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng.

Theo đó, địa phương này khẳng định không tách đoạn tuyến nối từ cửa khẩu Hữu Nghị đi cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam thành dự án độc lập; cam kết giữ nguyên danh mục dự án đã báo cáo Quốc hội đủ điều kiện áp dụng cơ chế đặc thù đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Vào tháng 8/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn số 1054/UBND- KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh phương án đầu tư và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Do thời gian thu phí dài, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của nhà đầu tư và khó khăn trong việc bố trí ngân sách địa phương nên UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất tách đoạn tuyến từ Hữu Nghị đi Tân Thanh – Cốc Nam dài 17 km thành 1 dự án độc lập sử dụng vốn đầu tư công; đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng dài 43 km tiếp tục thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT.

Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành công văn số 1458/UBND-KT ngày 19/10/2023 về việc cam kết danh mục dự án thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Cụ thể, UBND tỉnh Lạng sơn đã cam kết hoàn thành thủ tục đầu tư, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với nội dung quy mô dự án theo chủ trương đầu tư đã được HĐND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 30/12/2022; giữ nguyên danh mục dự án đã báo cáo Quốc hội đủ điều kiện được áp dụng các cơ chế đặc thù đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, ngày 4/12/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký Quyết định số 2014/QĐ – UBND về việc phê duyệt dự án Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 59,87 km, bao gồm tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng, chiều dài khoảng 43,43km; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, chiều dài khoảng 16,44km.

Đoạn tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam cũng gồm 2 đoạn: Đoạn tuyến số 1 có điểm đầu Km0+000 giao với tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng (lý trình khoảng Km7+700), điểm cuối Km14+353 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường vào cửa khẩu Tân Thanh, chiều dài khoảng 14,56km; Đoạn tuyến số 2 có điểm đầu Km0+000 (tại nút giao IC.07 Km7+500 giữa tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam với đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam), điểm cuối Km1+875 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam; chiều dài khoảng 1,88km.

Đối với tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng trong giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam trong giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m.

Tổng mức đầu tư Dự án là 11.179 tỷ đồng, trong đó vốn do nhà đầu tư có trách nhiệm huy động là 6.179 tỷ đồng (chiếm 55,27% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước trong dự án PPP khoảng 5.000 tỷ đồng (chiếm 44,73% tổng mức đầu tư).

Nhà đầu tư sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án, được hoàn vốn bằng thu phí kín trên toàn tuyến cao tốc; giá vé với hình thức thu phí kín, năm cơ sở 2026 mức giá vé 5 nhóm phương tiện lần lượt là: 2.100 – 3.000 – 3.700 – 6.000 – 8.100 (đồng/km), định kỳ 3 năm điều chỉnh tăng 15%/lần; thời gian thu phí, hoàn vốn khoảng 29 năm 6 tháng.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.