TS. Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam sẽ bị tác động gián tiếp khi thương chiến Mỹ – Trung leo thang

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam sẽ bị tác động gián tiếp khi thương chiến Mỹ – Trung leo thang

TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá 90 ngày tới là thời gian vàng để đưa ra các kịch bản ứng phó. Tuy nhiên, nếu đàm phán thành công, kỳ vọng mức thuế sẽ có thể đưa về 20-30%.

Ngày 09/04/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo giảm thuế đối ứng còn 10% và hoãn áp dụng 90 ngày đối với nhiều đối tác thương mại của Mỹ, trong đó có Việt Nam. Cùng ngày, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế – thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer.

Tại cuộc gặp, hai bên cũng đã thống nhất khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay.




TS. Nguyễn Trí Hiếu – Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu đánh giá, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn ngày càng trầm trọng khi Trung Quốc bị áp thuế lên 145%.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp nhưng sâu sắc, đặc biệt là từ làn sóng hàng hóa Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa. Còn tác động trực tiếp sẽ phải đợi sau 90 ngày hoãn thuế, Việt Nam sẽ chịu mức thuế như thế nào.

Việc Mỹ tuyên bố áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc không chỉ khiến hàng Trung Quốc gặp khó vào thị trường Mỹ, mà còn tạo nguy cơ “lấn sân” vào Việt Nam. Hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn, sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp Việt Nam.

Vấn đề với Việt Nam không chỉ là thặng dư thương mại, mà là phi thuế quan. Ông Hiếu nhấn mạnh, trong 90 ngày hoãn thuế sắp tới, Việt Nam cần tận dụng tối đa để chuẩn bị kịch bản thương lượng với Mỹ, yêu cầu minh bạch các bằng chứng để 2 bên có thể tìm hướng giải quyết. Hy vọng thuế quan cho Việt nam có thể giảm 20-30%, chứ không thể kỳ vọng về mức 10% như đối với các nước ưu đãi.

Ông Hiếu không loại trừ khả năng chiến tranh thương mại sẽ kéo theo khủng hoảng tiền tệ. Trong nền kinh tế, hàng hóa và tiền tệ luôn vận động song song. Nếu hàng hóa bị đình trệ, dòng tiền cũng sẽ chậm lại, dẫn đến nguy cơ suy thoái toàn cầu, không chỉ riêng tại Mỹ.

Tại Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP – bất kỳ biến động nào trong thương mại quốc tế đều tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

TP.HCM – Đầu tàu kinh tế cần chuẩn bị kịch bản ứng phó

Về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với TPHCM – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, ông Hiếu cho rằng Thành phố sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp và rõ ràng nhất.

TPHCM cần ngay lập tức xây dựng các kịch bản ứng phó. 90 ngày tới là thời gian vàng để chuẩn bị các kịch bản khác nhau và phù hợp. Trong đó, trọng tâm là giữ chân nhà đầu tư FDI, tìm kiếm thị trường mới cho hàng xuất khẩu, đồng thời củng cố nền kinh tế nội địa.

Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM cũng có thể bị ảnh hưởng nếu căng thẳng thương mại kéo dài.

Tuy nhiên, chuyên gia vẫn đặt niềm tin vào những biến chuyển trong chính trường Mỹ. Ông hy vọng nội bộ chính trị và áp lực từ thị trường tài chính Mỹ sẽ buộc chính quyền điều chỉnh chính sách thương mại. Gần đây, một số công ty FDI đang có hy vọng chính sách thuế sẽ thay đổi với Việt Nam. Trường hợp đó, TPHCM cũng phải có các kịch bản ứng phó nếu như có công ty rút ra khỏi Việt Nam. Việt Nam cần chuẩn bị tốt để thích nghi và bảo vệ nền kinh tế của mình.

Cát Lam

FILI

– 10:55 11/04/2025


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.