Trang trại bò thu được 1,5 tỉ lít sữa mỗi năm ngay giữa sa mạc nóng như lửa thiêu
Trang trại sản xuất “khủng”
Tại một khu phức hợp rộng lớn ở sa mạc Saudi, cách thủ đô Riyadh 140km về phía đông nam, hàng chục con bò Holstein màu đen trắng lững thững bước từ nơi đầy cát vàng vào phòng vắt sữa có máy lạnh. Bên trong, chúng đi vào bãi vắt sữa bằng máy trong khi nhai cỏ linh lăng cắt nhỏ được phun sương.
Đàn bò này là một trong số hàng trăm đàn bò thuộc sở hữu của Công ty Almarai. Năm 1977, Almarai bắt đầu sản xuất sữa tươi từ 300 con bò. Ngày nay, hàng năm công ty sản xuất được 1,5 tỷ lít sữa từ hơn 195.000 con bò, trở thành công ty sữa tích hợp theo chiều dọc lớn nhất trên thế giới.
Lợi nhuận đã biến Hoàng tử Sultan bin Mohammed bin Saud Al Kabeer, người sáng lập 68 tuổi và cổ đông cá nhân lớn nhất của Almarai, trở thành tỷ phú. 28,6% cổ phần của ông trong dự án này, cộng với các khoản đầu tư khác, đã giúp ông tích lũy được khối tài sản trị giá ít nhất 3,8 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Ông chưa bao giờ xuất hiện trên bảng xếp hạng người giàu quốc tế.
Alaa Ghanem, nhà phân tích cổ phiếu cao cấp tại Ngân hàng Đầu tư Audi Saradar, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ văn phòng của ông ở Beirut, nói: “Dựng nên một trang trại bò sữa ở giữa sa mạc không phải là điều dễ dàng. Almarai là tấm gương cho bất kỳ ai muốn thành công.”
Doanh số bán lẻ đã tăng trên khắp Trung Đông khi các nhà cầm quyền tăng cường chi tiêu để đảm bảo người dân được chia sẻ khối tài sản khổng lồ từ bán năng lượng.
Thâm hụt ngân sách do giá dầu rẻ không phải là tất cả những gì đất nước này phải vượt qua. Là một quốc gia sa mạc, nước là một nguồn tài nguyên quý giá và nguồn cung này đang cạn kiệt.
Ả Rập Saudi trong nhiều năm đã sử dụng lượng nước mỗi năm nhiều gấp tám lần so với lượng nước được bổ sung. Hầu hết sự thiếu hụt đó đã được bù lại bằng nguồn nước từ sâu trong lòng đất.
Quốc gia này đang dùng những biện pháp quyết liệt để hạn chế sử dụng nước trong nông nghiệp. Từ năm 2008 đến 2015, họ hầu như đã loại bỏ sản xuất lúa mì nội địa.
Với việc loại bỏ lúa mì, nông dân bắt đầu trồng cỏ linh lăng để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp sữa, nhưng cỏ linh lăng là loại cây trồng sử dụng nhiều nước hơn lúa mì. Nguy cơ cỏ linh lăng tiếp tục bị loại bỏ cũng là mối lo ngại lớn đối với người nuôi bò.
Theo chính sách hiện tại, bất kỳ nhà sản xuất cỏ linh lăng đơn lẻ nào cũng sẽ bị giới hạn trong không gian trồng 50 ha; và điều đó gần như không đủ cho ngành công nghiệp sữa đang mở rộng của Ả Rập Saudi.
Saudi Arabia là một quốc gia có nhiều dầu mỏ và không có nhiều tài nguyên khác. Do đó, nước này phải dùng tiền từ dầu mỏ để trợ cấp nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đối với cỏ linh lăng, khoản trợ cấp từng lên tới 59 USD một tấn.
Sản xuất sữa thúc đẩy nhu cầu cỏ linh lăng
Ả Rập Saudi có một số công ty sữa lớn và nhiều công ty nhỏ hơn sản xuất hầu hết lượng sữa cần thiết trong nước. Almarai là công ty sữa tích hợp lớn nhất thế giới với tổng cộng 195.000 con bò, mỗi ngày giúp công ty thu về khoảng 4 triệu lít sữa.
Chất xơ là một phần không thể thiếu trong khẩu phần của bò sữa tại nước này. Không có chất thay thế chất xơ nào có sẵn trong nước như vỏ đậu nành và hạnh nhân. Do đó, các công ty phải cho bò ăn cỏ linh lăng khô để đáp ứng nhu cầu.
Một báo cáo năm 2017 cho biết nhu cầu cỏ linh lăng khô cần thiết cho ngành công nghiệp sữa ở Ả Rập Saudi nằm trong khoảng từ 700.000 đến 800.000 tấn. Điều này có nghĩa là tỷ lệ đưa vào khẩu phần ăn của bò là gần 4,5kg/con/ngày.
Không phải tất cả số cỏ khô bổ sung đều được nhập từ Mỹ, các quốc gia phương Tây cũng là nguồn cung cấp cạnh tranh đối với loại mặt hàng này. Khi giá cỏ linh lăng tăng cao, ngành công nghiệp bơ sữa của Ả Rập Saudi sẽ buộc phải thay đổi. Ví dụ như điều chỉnh khẩu phần ăn của bò, hợp nhất các công ty hoặc tiêu hủy những con bò già.
Nhiều đại gia Ả Rập Saudi đã bắt đầu mua đất và sản xuất cỏ khô ở các nước như Mỹ và Argentina. Các công ty Saudi sở hữu gần 5.000 ha đất ở California và Arizona được sử dụng để sản xuất cỏ linh lăng xuất khẩu.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.