Tảng băng trôi có kích thước bằng London tách ra ở Nam Cực
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra những vết nứt đáng kể trên thềm băng cách đây một thập kỷ, nhưng trong hai năm qua, hai vết nứt lớn đã tiếp tục xuất hiện. Trạm nghiên cứu BAS Halley nằm trên thềm băng Brunt và các nhà nghiên cứu về sông băng cho biết, trạm nghiên cứu này hiện an toàn.
Tảng băng trôi có kích thước khoảng 600 dặm vuông, hoặc 1.550 km2. Các nhà nghiên cứu cho biết, sự kiện này đã được dự doán trước và không phải là hậu quả của biến đổi khí hậu.
“Sự kiện sinh băng (sự phá vỡ các khối băng) này đã được tiên lượng từ trước và là một phần trong hành vi tự nhiên của thềm băng Brunt. Nó không liên quan đến biến đổi khí hậu. Các nhóm khoa học và vận hành của chúng tôi tiếp tục theo dõi thềm băng trong thời gian thực để đảm bảo nó an toàn và duy trì việc cung cấp các dữ liệu khoa học mà chúng tôi đảm nhận tại Halley”, Giáo sư Dominic Hodgson, một nhà băng học của BAS cho biết trong một thông cáo báo chí.
Việc sinh băng diễn ra trong bối cảnh mức độ băng biển thấp kỷ lục ở Nam Cực, nơi đang là mùa hè.
Các nhà khoa học tại Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia đã báo cáo vào đầu tháng 1: “Mặc dù sự suy giảm phạm vi băng biển ở Nam Cực luôn ở mức cao vào thời điểm này trong năm, nhưng nó đã diễn ra nhanh chóng một cách bất thường trong năm nay”. Theo đó, phạm vi băng biển đứng ở mức thấp nhất trong hồ sơ do vệ tinh hi lại trong 45 năm qua”.
Ảnh chụp vệ tinh thềm băng Brunt trong quá trình trước và đang tách ra. (Ảnh: CNN)
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm dữ liệu nhận dịnh, băng biển thấp một phần là do dải nhiệt độ không khí ấm hơn bình thường, tăng lên 2°C trên mức trung bình trên Biển Ross vào tháng 11 và tháng 12/2022. bên cạnh đó, những cơn gió mạnh cũng đã đẩy nhanh quá trình suy giảm băng biển.
Dữ liệu gần đây cho thấy, băng biển vẫn chưa phục hồi, lục địa này có thể kết thúc mùa hè với kỷ lục tan băng mới trong năm thứ hai liên tiếp.
Nam Cực đã trải qua một giai đoạn thất thoát băng biển kỷ lục trong vài thập kỷ qua, dao động dữ dội từ mức cao kỷ lục đến mức thấp kỷ lục. Không giống như Bắc Cực, nơi các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh tác động của nó, phạm vi băng biển ở Nam Cực là rất khác nhau.
“Có một mối liên hệ giữa những gì đang diễn ra ở Nam Cực và xu hướng chung nóng lên ở phần còn lại của thế giới, nhưng nó khác với những gì chúng ta thấy ở sông băng trên núi và những gì chúng ta thấy ở Bắc Cực”, Ted Scambos, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Colorado Boulder và nhà khoa học hàng đầu tại Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia, nói với CNN.
Dữ liệu vệ tinh từ năm 1978 cho thấy, khu vực này vẫn đang tạo ra lượng băng trên biển cao kỷ lục như năm 2014 và 2015. Sau đó, nó đột ngột giảm vào năm 2016 và duy trì ở mức thấp hơn mức trung bình kể từ đó.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.