Môi giới ngành địa ốc: Nước mắt mưu sinh

Môi giới ngành địa ốc: Nước mắt mưu sinh

Đến với nghề môi giới bất động sản, nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là một nghề dễ làm giàu, luôn bảnh bao và chỉn chu với những bộ vest thời thượng, được ngồi làm việc bên trong những tòa cao ốc chọc trời với dáng vẻ ung dung, nhàn hạ. Suy nghĩ đó không sai, nhưng cũng chỉ đúng một phần. Phần còn lại là những tháng ngày thăng trầm, bôn ba khắp mọi nẽo đường ở những vùng đất xa xôi, lạ lẵm và những ngày dài với áp lực doanh số đeo bám, gánh nặng mưu sinh trên đôi vai mà chẳng mấy ai thấu hiểu…

Những cái Tết buồn và câu chuyện… bỏ nghề

Nếu bạn là những môi giới bất động sản yêu nghề, cống hiến hết mình với nghề kinh doanh bất động sản thì tất yếu sẽ cảm nhận được nỗi thống khổ của nhân viên môi giới. Kể từ cái Tết nguyên đán “buồn bã” năm 2019 kéo dài cho đến những cái Tết sau này, hầu như rất hiếm doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản có chính sách thưởng cuối năm cho nhân viên. Doanh nghiệp kinh doanh địa ốc nào vẫn còn hoạt động đã là một may mắn chứ chưa nói đến lợi nhuận để trích thưởng Tết cho nhân viên.

Nếu nhẫm tính thì cũng đã có đến 5 cái Tết gần đây nhất nhân viên môi giới địa ốc không tận hưởng được “mùi vị” của sự dư giả, rủng rỉnh tiền tiêu Tết cho những ngày cuối năm. Rất nhiều nhân viên môi giới không được về quê đón Tết cùng gia đình, phải làm thêm những công việc tay trái để đắp đổi mưu sinh. Hoàn toàn không hiếm thấy những bạn trẻ đã phải “bỏ nghề” vì sự khốc liệt của ngành kinh doanh địa ốc, dẫu rằng rất yêu nghề nhưng không sống nổi với nghề thì cũng không nên tiếp tục theo nghề.

Trong 5 năm trở lại đây, hầu hết chủ đầu tư trong và ngoài nước đều tập trung đầu tư vào những dự án căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ hạng sang và căn hộ siêu sang rất kén khách hàng và tính thanh khoản cho phân khúc này gần như rất thấp, tỷ lệ giao dịch thành công không cao. Trong khi cả nước có đến hàng trăm ngàn nhân viên môi giới mà chỉ có vài trăm người có giao dịch thành công. Những nhân viên còn lại, liệu có tiếp tục sống nổi với nghề? Các chủ đầu tư địa ốc có dành hay không sự quan tâm chân thành đến đời sống nhân viên môi giới hay chỉ quan tâm có bao nhiêu tiền chảy về túi?

Vừa qua, Nhà nước và Chính phủ đã có những chủ trương rất đúng đắn khi chăm lo đến đời sống, an sinh xã hội dành cho lực lượng công nhân và lao động thu nhập thấp. Với những chính sách cởi mở, khuyến khích các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội và căn hộ tầm trung, giá rẻ. Thế nhưng, đầu tư vào phân khúc này có thật sự “mặn mà” đối với các ông chủ lớn ngành kinh doanh địa ốc khi lợi nhuận không cao, thậm chí là rất thấp? Câu trả lời còn ở phía sau…

Ngành kinh doanh địa ốc: “Thanh lọc” đến bao giờ?

Thị trường kinh doanh bất động sản Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, mới chỉ Luật hóa cách đây vài năm. Kiến thức về kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản hiện hành, không chắc nhiều người hiểu biết hết nếu như không cập nhật và thay đổi tư duy. Với tư duy cũ, với cách làm cũ và phong cách điều hành doanh nghiệp độc đoán khó mà thu hút được nhân tài…

Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ đã và đang kiện toàn, siết chặt của các bộ luật liên đến bất động sản và thị trường bất động sản nhằm tạo ra một thị trường minh bạch, công bằng và xem đó là một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển quốc gia. Do đó, hoạt động “thanh lọc” những doanh nghiệp yếu kém về tài chính lẫn năng lực triển khai là rất cần thiết. Thế nhưng, thanh lọc đến bao giờ? Kể từ năm 2018 đến nay, hoạt động siết chặt pháp lý trở nên cứng rắn hơn bao giờ hết. Những dự án đủ điều kiện bán hàng giảm đến mức kỷ lục, sức mua của thị trường dần trở nên trầm lắng…

Bên cạnh hoạt động siết chặt pháp lý bất động sản, các chủ đầu tư dự án khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, các nhà đầu tư lẫn khách hàng có nhu cầu thực cũng không dễ dàng khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Do đó, thị trường bất động sản vốn đã trầm lắng nay trở nên ảm đạm hơn. Các giao dịch thành công dần thưa thớt, thanh khoản thị trường rơi vào trạng thái… ngủ đông không biết khi nào nhộn nhịp trở lại.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đến cuối năm 2022, có gần 1,200 doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể, tăng 38.7% so với cùng kỳ năm 2021. Từ quý 4/2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới ít. Các doanh nghiệp bất động sản còn hoạt động phải phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, lực lượng lao động. Doanh nghiệp môi giới lỗ nặng. Nhiều đơn vị thiếu dòng tiền, cắt giảm nhân sự, giảm lương và đóng cửa văn phòng. Trong tháng 01/2023, không ít chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng. Rất nhiều môi giới đã phải nghỉ việc.

Hàng chục vạn môi giới bất động sản mất việc, họ sẽ đi đâu – về đâu? Chưa ai biết được câu trả lời. Nhưng chắc chắn rằng, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nước ta sẽ không ngừng tăng và lực lượng môi giới bất động sản sẽ vẫn còn tiếp tục chật vật mưu sinh là những gì mà chúng ta dễ nhìn thấy được nhất trong thời điểm hiện tại…

Ths. Nguyễn Phạm Hữu Hậu

FILI


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.