Lợi thế của VIB trên hành trình hướng tới vị thế dẫn đầu xu hướng thanh toán
Xu hướng thanh toán được bàn nhiều trong thời gian gần đây. Tại Hội thảo Ngày thẻ Việt Nam do Báo Tiền phong và Napas tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, các chuyên gia và ngân hàng đều cho rằng xu hướng không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với các phương thức ngày càng đa dạng. Nếu như trước đây ra đường phải luôn nhớ mang theo ví thì giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể “care” được tất cả, thậm chí không cần phải dùng đến mạng internet vẫn có thể thanh toán.
Trên thị trường hiện nay, VIB đang là ngân hàng dẫn dắt xu hướng thẻ tín dụng với hàng chục các loại thẻ dành cho từng phân khúc khác nhau. Ngân hàng này cũng liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới ngày càng hiện đại và nâng cao trải nghiệm của người dùng với những tiện ích vượt trội thông qua chiến lược chuyển đổi số bài bản và mạnh mẽ. Theo bà Phạm Thu Hà, Giám đốc trung tâm chiến lược và giải pháp ngân hàng số VIB, việc tiên phong chuyển đổi số đã giúp VIB tăng trưởng giao dịch qua các kênh số lên 26 lần trong 5 năm (2017 – 2022). Trong nửa đầu năm 2023, con số này đạt gần 160 triệu, chiếm hơn 90% tổng giao dịch toàn ngân hàng.
Tính đến hết tháng 6/2023, hơn 60% trong tổng số 4,5 triệu khách hàng cá nhân của VIB sử dụng dịch vụ qua ứng dụng MyVIB. Số dư cuối kỳ của tài khoản thanh toán trực tuyến tăng 149%, trong khi số dư tiền gửi trực tuyến bằng 329% so với cuối năm 2022. Số lượng thẻ tín dụng mở mới hoàn toàn qua kênh trực tuyến gồm website và ứng dụng MyVIB trong 6 tháng đầu năm tương đương với hơn 200% cả năm 2022.
Những con số này là minh chứng cho hiệu quả của việc số hóa và chuyển đổi số tại VIB, khẳng định vị thế tiên phong về công nghệ của ngân hàng trên thị trường tài chính – ngân hàng.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng về chuyển đổi số, nhưng đối diện với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển nhanh, Giám đốc trung tâm chiến lược và giải pháp ngân hàng số VIB cũng thừa nhận những thách thức mà toàn ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt, trong đó có VIB.
Đầu tiên là thách thức từ chính quy trình, quy định của sản phẩm – dịch vụ, ví dụ như sản phẩm tín dụng. Đây là sản phẩm rất truyền thống, nhiều khâu trong quy trình sản phẩm bắt buộc phải có sự tham gia của con người, do vậy chỉ có thể số hóa một phần nhất định, không thể số hóa toàn bộ quy trình sản phẩm. Bên cạnh đó, ngày nay, mức độ phát triển của dịch vụ tài chính không cho phép người dùng cuối thấy được sự khác biệt đáng kể giữa chúng. Điều này cũng là một thách thức đối với các ngân hàng, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới, trong việc tạo ra dấu ấn và trải nghiệm khác biệt cho người dùng.
Đồng thời, người dùng hiện có xu hướng kỳ vọng nhiều hơn vào các trải nghiệm được cá nhân hóa. Trong mọi tương tác với thương hiệu từ offline đến online, người dùng mặc định cá nhân hóa là một trong các tiêu chuẩn về chất lượng trải nghiệm.
Để vượt qua những thách thức đó và hướng tới “trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”, theo bà Phạm Thu Hà, ưu tiên của VIB là áp dụng công nghệ hiện đại vào sản phẩm – dịch vụ cũng như các quy trình kinh doanh và vận hành. Đầu tiên là chuẩn hóa và quản lý dữ liệu bằng công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và vận hành. Tận dụng dữ liệu lớn (big data) và khả năng phân tích dữ liệu thông qua trí tuệ nhân tạo (AI) để đạt được cái nhìn sâu sắc về hành vi của khách hàng. VIB cũng hợp tác với các công ty công nghệ lớn để tăng tốc quá trình vận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng và thông tin vào hoạt động kinh doanh.
Tiếp theo là đầu tư vào công nghệ tiên tiến để tự động hóa quy trình kinh doanh và vận hành, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ được số hóa, mang lại trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi bằng việc tiên phong ứng dụng điện toán đám mây trong phát triển các nền tảng số.
Dẫu có nhiều khó khăn nhưng theo đại diện VIB, ngân hàng vẫn có cơ sở vững chắc để tự tin trong việc dẫn dắt xu hướng thanh toán tương lai.
Trong năm 2023, VIB sẽ tiếp tục hoàn thiện ứng dụng thông minh để tích hợp giải pháp xác thực khách hàng bằng thẻ căn cước công dân có gắn chip và hệ thông dữ liệu dân cư quốc gia. Song song đó, ngân hàng tiếp tục tập trung phát triển và cải tiến ứng dụng MyVIB đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của người dùng.
Với ứng dụng VIB Checkout dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân và hộ kinh doanh, đây là tập khách hàng đông đảo và quan trọng, mắt xích kết nối rất đặc biệt giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa tiêu dùng với kinh doanh, chiếm một tỷ trọng đáng kể về công ăn việc làm và thu nhập của dân cư. Do vậy, ngân hàng cũng ưu tiên không ngừng nâng cấp VIB Checkout để khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng số, hệ sinh thái thanh toán số dễ dàng và miễn phí.
Ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào số hoá, tiếp tục tìm kiếm và ứng dụng các công nghệ mới như AI, AR/VR, Cloud… vào phát triển các giải pháp phục vụ khách hàng.
“Việc luôn là một trong những ngân hàng đi đầu về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ sẽ tạo lợi thế cho VIB bứt tốc để phục vụ khách hàng, đồng thời hướng tới mục tiêu dẫn đầu xu thế thanh toán trong ngành ngân hàng thời gian tới” – bà Phạm Thu Hà nói.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.