Kỳ lạ doanh nghiệp chia cổ tức cao gấp 40 lần thị giá trên sàn chứng khoán
Trả cổ tức cao
Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết (mã chứng khoán: PTG) vừa công bố, 15/3 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023. Dự kiến, đại hội cổ đông thường niên 2023 của Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tại đại hội cổ đông lần này, cổ đông sẽ thông qua kế hoạch kinh doanh, chi trả cổ tức cùng nhiều vấn đề khác.
Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết tiền thân là Xí nghiệp May Phan Thiết, được thành lập từ tháng 1 năm 1994. Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 9/2002, ngành nghề kinh doanh gồm sản xuất quần áo may sẵn, may gia công, dịch vụ thương mại, xây dựng và đầu tư.
Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết có lịch sử chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ rất cao.
Doanh nghiệp này niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Upcom với mã cổ phiếu PTG, vốn điều lệ gần 49 tỷ đồng. Chốt phiên giao dịch 24/2, cổ phiếu PTG trắng bên bán, thị giá từ tháng 11/2022 đến nay nằm ở mức 300 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết lại là doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường chứng khoán về mức độ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Gần đây nhất, PTG tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức 2.000 đồng. Dự kiến mức cổ tức cả năm 2022 sẽ tương đương với tỷ lệ của cả năm 2021 khi kế hoạch là 9%/vốn điều lệ. Điều này đồng nghĩa cổ đông đang sở hữu cổ phiếu PTG sẽ nhận được 12.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 40 lần thị giá trên sàn Upcom.
Không chỉ năm 2022, Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết có lịch sử chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ rất cao. Cụ thể, cổ tức năm 2019 là 100%, năm 2020 là 20% và năm 2021 là 120%. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từng nhiều lần áp dụng cơ chế đặc biệt – không thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu cho cổ phiếu PTG khi giá trị cổ tức lớn hơn thị giá.
Cổ đông cô đặc
Báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết cho thấy, PTG ghi nhận doanh thu thuần 501 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) và lãi ròng hơn 49 tỷ đồng (tăng trưởng 29% so với cùng kỳ). Tại 31/12/2022, công ty này có 200 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 2/3 tổng tài sản. Trong khi đó, nợ phải trả ở mức 154 tỷ đồng, chủ yếu là tiền lương phải trả cho người lao động với 135 tỷ đồng và không có nợ vay ngân hàng.
Ở năm 2021, Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết có doanh thu 400 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 38 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 92% và 103% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, PTG có vốn điều lệ gần 49 tỷ đồng, vốn hóa trên thị trường chứng khoán khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng doanh thu và lợi nhuận như trên là niềm mơ ước với nhiều cổ đông. Do đó, dù thị giá cổ phiếu PTG chưa bằng ly trà đá nhưng nhiều tháng qua luôn trắng bên bán và dư mua hàng chục triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông nội bộ và người thân chiếm tới gần 65%.
Trong cơ cấu cổ đông của PTG, Chủ tịch Hội đồng quản trị Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 13,7% cổ phần (667.000 cổ phiếu). Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ hơn một triệu cổ phiếu PTG. Tổng số cổ phiếu gia đình ông Nghi đang sở hữu là 1,97 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 39,44%).
Tương tự, gia đình của ông Nguyễn Quốc Bình – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PTG – cũng đang sở hữu hơn 827.000 cổ phiếu PTG (tỷ lệ sở hữu 16,55%).
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.