Hai ông lớn phương Tây ngậm ngùi ra đi, Nga thăng hạng tầm ảnh hưởng trên thị trường quan trọng bậc nhất đối với nhân loại
Hai người khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm của phương Tây là Cargill và Viterra mới đây vừa thông báo chấm dứt hoạt động tại thị trường Nga. Theo nhận định của Bloomberg, điều này có nghĩa là tầm ảnh hưởng của Nga đối với nguồn cung thực phẩm toàn cầu được gia tăng đáng kể.
Nga hiện là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Sau khi 2 tập đoàn hàng đầu thế giới ngừng mua ngũ cốc từ Nga, nước này sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hoạt động xuất khẩu lương thực và cũng sẽ thu về nhiều doanh thu hơn. Sau khi xung đột Ukraine nổ ra, Nga trở thành nước thống trị thị trường ngũ cốc toàn cầu trong bối cảnh giá tăng vọt vì gián đoạn nguồn cung.
Không chỉ có 2 ông lớn kể trên, một số công ty phương Tây khác cũng đang tính cách rút khỏi Nga.
Tại sao các công ty như Cargill và Viterra rời khỏi Nga?
Kể từ tháng 12 năm ngoái, Cargill và Viterra đã đứng trước áp lực ra đi khi một loạt nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn (trong đó có lãnh đạo của các vùng sản xuất ngũ cốc chính tại Nga) kêu gọi Moscow phải có biện pháp hạn chế tầm ảnh hưởng của các công ty nước ngoài trên thị trường Nga.
Bên cạnh đó, Tổng thống Vladimir Putin coi an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu và xuất khẩu ngũ cốc trở thành biểu tượng của sức mạnh địa chính trị. Do đó, các công ty nội địa được chính phủ Nga hậu thuẫn lớn và dần chiếm lĩnh thị phần.
Theo chuyên gia trong ngành, có lẽ các tập đoàn đa quốc gia được khuyến khích rời đi trước tháng 5, khi mùa xuất khẩu lúa mì mới bắt đầu. Hơn nữa, các công ty nước ngoài cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn khi xin giấy phép xuất khẩu ngũ cốc.
Thực tế, trong khoảng 20-30 năm hoạt động tại Nga, họ cũng đã được hưởng lợi lớn từ sự trỗi dậy của Nga trên thị trường toàn cầu. Trong thời kỳ này xuất khẩu lúa mì của Nga đã tăng gấp 5 lần. Giá lùa mì Nga cũng trở thành chỉ số giá cơ bản cho thị trường quốc tế.
Điều này có ý nghĩa gì đối với nguồn cung thực phẩm toàn cầu?
Sự ra đi của Cargill và Viterra khiến phần lớn nguồn cung ngũ cốc từ Nga nằm trong tay các công ty nội địa. Nga sẽ kiểm soát được phần lớn nguồn doanh thu từ xuất khẩu lương thực – điều rất quan trọng trong bối cảnh ngân sách phải chi nhiều cho xung đột ở Ukraine.
Nga cũng sẽ dễ dàng sử dụng xuất khẩu lương thực làm công cụ để gia tăng ảnh hưởng địa chính trị. Các khách hàng mua ngũ cốc của Nga chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi. Nhiều nước trong số này đã hạn chế lên tiếng phê phán những gì xảy ra ở Ukraine.
Giá ngũ cốc có bị ảnh hưởng?
Bộ Nông nghiệp Nga nhấn mạnh những thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến lượng ngũ cốc mà Nga xuất khẩu đi. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang theo dõi sát sao liệu có dấu hiệu nào cho thấy Nga cố gắng tác động đến giá cả hay các điều kiện giao dịch hay không.
Trong tương lai có lẽ sẽ xuất hiện nhiều hơn các thỏa thuận mua bán cấp chính phủ.
Thị trường lương thực Nga được vẽ lại cũng khiến bên ngoài khó có thể theo dõi ngũ cốc từ Ukraine được gộp vào ngũ cốc Nga và xuất khẩu ra thị trường thế giới như thế nào.
Nga sẽ xuất khẩu ngũ cốc như thế nào?
Viterra và Cargill chiếm khoảng 14% lượng ngũ cốc mà Nga xuất đi trong vụ mùa trước. Cargill cho biết sẽ ngừng xuất khẩu ngũ cốc Nga từ tháng 7 nhưng vẫn tiếp tục mua ngũ cốc Nga từ các công ty khác.
Tuy nhiên, rất nhiều công ty vận chuyển và công ty bảo hiểm e ngại làm việc với các công ty Nga vì có nguy cơ vi phạm lệnh cấm vận. Lương thực thực phẩm không nằm trong danh sách cấm vận nhưng có một số ngân hàng tham gia giao dịch có nằm trong danh sách.
Chịu thiệt nhiều nhất chính là những người nông dân Nga. Có người chơi tham gia vào thị trường này hơn thì mức độ cạnh tranh về giá sẽ giảm xuống.
Tham khảo Bloomberg
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.