Xu hướng phát triển tài sản số và AI đang định hình ngành tài chính ra sao?

Xu hướng phát triển tài sản số và AI đang định hình ngành tài chính ra sao?

Cuộc cách mạng công nghệ, tài sản số, blockchain và AI đang tác động sâu sắc đến ngành tài chính và mở ra nhiều triển vọng đầu tư mới tại Việt Nam, theo Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).





Tiềm năng của tài sản số

Tại Techcombank Investment Summit 2025 (Hội nghị Đầu tư Techcombank 2025) chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị” diễn ra vào ngày 09/07 vừa qua, các chuyên gia đã có chia sẻ các nhận định chuyên sâu về tương lai của thị trường tài chính trong cuộc cách mạng số.

Ông Phan Đức Trung – Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam đồng thời là Chủ tịch HĐQT 1Matrix cho biết Việt Nam có tới 17 – 20% dân số nắm giữ tài sản số, thuộc top đầu thế giới (trung bình dân số nắm giữ tài sản số trên toàn cầu chỉ khoảng 5-6.5%) và ước tính dòng vốn vào crypto lên đến 100 tỷ USD.




Ông Phan Đức Trung – Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Khi quy mô giao dịch mỗi năm là một con số khủng, tài sản số thực sự là một “bệ phóng” cho nền kinh tế số nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời, sự phát triển của các tài sản số sẽ tạo ra sự đa dạng hóa về sản phẩm và xóa nhòa biên giới trong đầu tư tài chính. Theo đó, tài sản số giúp mở rộng danh mục đầu tư, không chỉ giới hạn ở cổ phiếu hay trái phiếu mà còn bao gồm crypto, các sản phẩm cấu trúc, các tài sản mã hóa khác.

Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) nhận thấy, xu hướng này giúp các sản phẩm đầu tư dễ dàng tiếp cận đến đa dạng đối tượng hơn, từ các nhà đầu tư bán lẻ đến các nhà đầu tư cá nhân, thay vì chủ yếu chỉ nhắm đến các nhà đầu tư tổ chức như trước đây. Theo đó, thị trường đòi hỏi sự chuẩn bị về mặt hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng được số lượng lớn nhà đầu tư tham gia.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân có thêm cơ hội tiếp cận các loại tài sản như crypto, crowdfunding (gọi vốn cộng đồng), các sản phẩm cấu trúc đã thông dụng trong khu vực châu Á nhưng Việt Nam chưa có như chứng khoán hóa các khoản vay và các tài sản khác.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Khắc Lịch – Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin, Bộ KH&CN nhận định thêm rằng bên cạnh tính đa dạng, tài sản số mang tính chất không biên giới, cho phép các công ty như TCBS có cơ hội phục vụ không chỉ 100 triệu dân ở Việt Nam mà là 8 tỷ người trên toàn cầu.

Dù tiềm năng rất lớn nhưng trước năm 2025, việc sở hữu tài sản số tại Việt Nam vẫn chưa được quản lý bởi khung pháp lý rõ ràng. Hiện nay, tài sản số đã được Quốc hội Việt Nam công nhận và bảo vệ như tài sản thực, Luật Công nghiệp công nghệ số, được Quốc hội ban hành trong tháng 6 vừa qua và sẽ có hiệu lực từ 01/01/2026, sẽ đưa 21 triệu người sở hữu tài sản mã hóa ra khỏi “vùng xám”.

Sẵn sàng hạ tầng cho tài sản số

Theo Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cuối năm 2024, Blockchain đã được Chính phủ xác định là công nghệ quan trọng thứ 3, đưa quốc gia tăng trưởng trong giai đoạn mới.

Blockchain cho phép token hóa bất kỳ tài sản nào, bao gồm cả các khoản vay. Chính phủ đang thúc đẩy thị trường số hóa, token hóa để tạo ra kênh huy động vốn mới, công khai và được pháp luật bảo vệ.




Các diễn giả trong phiên thảo luận “Định nghĩa lại quản lý tài sản trong thời đại kỹ thuật số” – Hội nghị Đầu tư Techcombank 2025

Để chuẩn bị cho tiến trình này, nền tảng hạ tầng quốc gia là yếu tố quan trọng. Ông Phạm Minh Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc Gia (TTDLQG), chia sẻ rằng TTDLQG đang thực hiện một số nền tảng như sàn giao dịch dữ liệu quốc gia và chuỗi khối quốc gia. Nền tảng chuỗi khối quốc gia sẽ đảm bảo an ninh, an toàn, chủ quyền số và minh bạch cho các bên tham gia.

Về mặt quản lý, khi đi sau, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác trong việc tổ chức và quản lý thị trường crypto. Bên cạnh Luật Công nghiệp Công nghệ số đang được soạn thảo và dự kiến áp dụng vào đầu năm sau, thị trường cũng đang chờ các thay đổi quan trọng như thí điểm sàn giao dịch tài sản số – một trong những ứng dụng quan trọng nhất của blockchain.

Ông Phan Đức Trung cũng nhận định rằng quá trình đổi mới sáng tạo cần được khuyến khích không chỉ ở các doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp mà còn ở các doanh nghiệp lớn để tạo tác động lớn đến nền kinh tế.

AI là xu hướng không thể tránh khỏi

Bên cạnh xu hướng tài sản số, sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang mang lại những tiềm năng to lớn. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định dữ liệu là tư liệu sản xuất mới, còn AI là phương thức sản xuất mới.

Theo ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS, để phát triển trong thời đại mới, các doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng sức người để phục vụ mà sẽ cần có sự hỗ trợ của công nghệ và AI để phục vụ số lượng khách hàng đang ngày càng mở rộng. AI cho phép doanh nghiệp thấu hiểu về thị trường và người dùng để có thể cá nhân hóa trải nghiệm và dễ dàng tinh chỉnh sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt các xu hướng từ thị trường.




Ông Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch TCBS

Tại TCBS, robot tư vấn (Robo Advisor) được coi như một công cụ quan trọng, giúp lập kế hoạch nắm giữ tài sản và đầu tư ngay từ khi khách hàng bắt đầu có tích lũy đến khi mua sắm các tài sản lớn như ô tô, nhà cửa. TCBS cũng đã ứng dụng AI tạo sinh vào nền tảng TCAnalysis để hỗ trợ từng yêu cầu phân tích cụ thể của khách hàng theo thời gian thực, giúp họ ra quyết định đầu tư chính xác và nhanh chóng hơn.

Đồng thời, AI cũng được sử dụng để phân tích phản hồi của khách hàng, tìm ra các nguyên nhân chính dẫn đến phản hồi tiêu cực, từ đó ưu tiên cải thiện sản phẩm, dịch vụ và đưa ra thị trường.

Việc đầu tư vào công nghệ và AI đã giúp TCBS gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó, số lượng khách hàng đã tăng 50% trong 8 năm, lợi nhuận tăng 40% mỗi năm, và lợi nhuận trên mỗi nhân viên cao hơn gấp 5 lần so với các công ty cùng ngành trên thị trường.

Chí Kiên

FILI

– 08:00 15/07/2025


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.