Xây cầu dây văng nằm “trên cả những đám mây”, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với dự án như bước ra từ phim viễn tưởng
Cách đây 11 năm, cầu Ái Trại ở miền trung Trung Quốc chính thức được thông xe. Đây là cây cầu bắc qua khe núi Dehang, nối đường cao tốc G65 Bao Đầu đi qua Hồ Nam, Trung Quốc. Đặc biệt ở chỗ, đây là cây cầu nối hai hầm dài nhất thế giới ở thời điểm khánh thành năm 2012.
Trong số 400 cây cầu cao nhất thế giới thì Ái Trại là cây cầu có nhịp dài thứ 5. Tổng chiều dài nhịp chính của cây cầu nối liền hai dãy núi này là 1.146 m. Ngoài ra, cây cầu còn tự hào về chiều cao 336 m tính từ đáy thung lũng lên đến mặt cầu.
Công trình khởi công từ tháng 10/2007. Các đội xây dựng đã phải mất 5 năm, vượt qua nhiều thách thức về điều kiện địa lý phức tạp và thiếu nguồn lực để hoàn thành công trình này. Tổng chi phí của dự án là 610 triệu USD (khoảng 14,8 nghìn tỷ VNĐ), trong đó ngân hàng Asian Development Bank hỗ trợ khoản vay trị giá 208 triệu USD. Số tiền đó dùng để xây dựng 64 km đường cao tốc với 2/3 quãng đường trong số đó là hầm và cầu Ái Trại.
Các kỹ sư phụ trách công trình này cho biết các sợi cáp chính của cầu Ái Trại có đường kính 85 cm với 169 sợi thép. Toàn bộ giàn cáp dài 1.000 m nặng đến 8.000 tấn.
Có lẽ điểm thú vị nhất của cây cầu này ngoài những con số lập kỷ lục thì chính là vị trí của nó. Công trình hiện đại này bắc ngang qua một vùng nông thôn cổ kính gần tỉnh Hồ Nam. Đường hầm xuyên qua hàng nghìn mét đá rồi dẫn ra đến cây cầu. Dây cáp treo cong vút kéo dài cả nghìn mét trong sương có thể khiến nhiều người đi đường choáng ngợp. Trên cầu cũng có một phần lối đi bằng kính để du khách trải nghiệm.
Việc di chuyển từ thành phố Cát Thủ đến Trà Động thường mất hơn 4 tiếng đi đường. Nhưng với cây cầu Ái Trại, quãng đường đó được rút ngắn chỉ còn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Vì thế, công trình này vô cùng hữu ích đối với người dân địa phương và du khách.
Kể từ khi hoàn thành, cầu Ái Trại thu hút rất đông khách tham quan. Ngoài khách du lịch, nhiều người muốn đến để tìm cảm giác mạnh. Chính quyền địa phương và người dân xung quanh đã khám phá ra phương thức kết hợp giao thông với du lịch để phát triển kinh tế.
Khi số lượng khách du lịch ngày càng tăng, các ngôi làng nghèo giờ có thêm cơ hội bán nông sản như rau, trái cây, trà, đồ thủ công cũng như dịch vụ lưu trú, ăn uống cho du khách.
Tổng hợp Interesting Engineering, Tân Hoa Xã
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.