Việt Nam có thể học hỏi
Rita, một nữ doanh nhân trẻ, vừa kết thúc cuộc gặp với khách hàng ở Chennai, Ấn Độ và dự kiến sẽ gặp bạn bè ở Singapore vào kỳ nghỉ hai tuần sau đó. Mô hình làm việc từ xa cho phép cô làm việc ở bất cứ đâu. Cô chọn làm việc tại một nhà khách ở Maldives bởi mạng kết nối Internet tuyệt vời để gặp gỡ khách hàng thuận lợi theo hình thức trực tuyến. Sau đó, Rita dành thời gian tìm hiểu văn hóa và ẩm thực địa phương, thậm chí còn thử sức môn lặn với ống thở.
Trước COVID-19, Rita sẽ phải bay từ Chennai, Ấn Độ đến Chicago đầy tuyết để làm việc trong 10 ngày; mệt mỏi vì lệch múi giờ; và sau đó bay về phía Đông gần 10 nghìn dặm đến Singapore.
Giờ đây, công việc từ xa không chỉ giảm đáng kể lượng khí thải carbon ảnh hưởng đến môi trường mà còn giúp cô cảm thấy như được hồi sinh sau kỳ nghỉ ở Maldives, đồng thời hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Chưa kể, cô còn có nhiều đóng góp cho ngành du lịch của Maldives.
Liệu đây có phải là tín hiệu cho thấy tương lai của ngành du lịch kết hợp với công việc hay không?
Trong trọng tâm Kinh tế Nam Á (SAEF) mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), các quốc gia trong khu vực phát triển phụ thuộc mạnh mẽ vào du lịch như Maldives và ở mức độ thấp hơn như Nepal, Sri Lanka và Bhutan đã tận dụng khai thác các dịch vụ và công nghệ kỹ thuật số mới sau đại dịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
Du lịch – Cứu tinh cho nền kinh tế hậu COVID?
Trước COVID-19, du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Maldives và Bhutan với tốc độ tăng trưởng vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP. Đại dịch và các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt liên quan đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các quốc gia Nam Á phụ thuộc vào du lịch, dẫn đến GDP sụt giảm sâu vào năm 2020.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành du lịch toàn cầu, đặc biệt là du lịch công tác, đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch.
Trung bình, khách doanh nhân chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch nghỉ dưỡng và khách nội địa, khiến cho việc phục hồi chi tiêu từ doanh nhân được xem là rất cần thiết trong lĩnh vực du lịch. Nhiều người dự đoán du lịch công tác quốc tế sẽ là phân khúc phục hồi cuối cùng vì đây là phân khúc nhạy cảm nhất với các hạn chế đi lại.
Các chuyên gia cho rằng du lịch có tiềm năng trở thành ngành phát triển nhanh sau COVID trong bối cảnh nhu cầu làm việc từ xa cao và thói quen du lịch đang thay đổi. Nhu cầu đi du lịch rất lớn dồn nén trong thời kỳ đại dịch. Khi làm việc từ xa trở thành hiện thực lâu dài,1/2 số lượng khách du lịch toàn cầu đã bày tỏ sự quan tâm đến việc kéo dài các chuyến công tác hoặc làm việc từ xa tại các điểm đến du lịch trong khi tận hưởng nghỉ ngơi trong thời gian rảnh rỗi.
Tác động tàn phá của COVID-19 đối với sức khỏe tinh thần cũng là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu. COVID-19 phần nào làm thay đổi thái độ và hành vi của khách du lịch. Theo các cuộc khảo sát trực tuyến gần đây của Booking.com, hơn 1/2 số lượng du khách toàn cầu, đặc biệt là du khách trẻ tuổi, bắt đầu tìm kiếm các kế hoạch du lịch bảo vệ môi trường và đến gần hơn với cộng đồng địa phương nhưng tránh xa các điểm du lịch đông đúc và khám phá những điểm đến ít được biết đến.
Các quốc gia Nam Á đã và đang có lợi thế trong việc phát triển mô hình du lịch đổi mới này, đặc biệt là du lịch sinh thái bởi được ban tặng nguồn tài nguyên văn hóa và tự nhiên đa dạng. Do đó, các quốc gia nhỏ và phụ thuộc chủ yếu vào du lịch có thể xem đại dịch COVID-19 là cơ hội và coi Maldives là tấm gương điển hình về khả năng phục hồi du lịch. Vào năm 2021, số lượng khách du lịch đến Maldives tăng hơn 80% so với mức trước COVID, vượt xa các điểm du lịch tương tự khác.
Bài học về hồi phục du lịch của Maldives
Thứ nhất, các chính sách, sự tham gia của chính phủ và các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi của ngành du lịch. Ví dụ, Maldives đã nỗ lực phối hợp để mở lại biên giới cho khách du lịch ngay từ tháng 7/ 2020 nhưng thực hiện các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt cho khách du lịch, bao gồm một trong những chiến dịch tiêm chủng COVID-19 nhanh nhất trên thế giới. Điều này đã cải thiện niềm tin của khách du lịch và đã tạo ra những người tiêu dùng có giá trị cao.
Thứ hai, Maldives nhanh chóng nỗ lực nắm bắt các thị trường nguồn mới và mở rộng sang các quốc gia mới. Chẳng hạn như nguồn thị trường khách du lịch quốc tế mới nổi từ Nga và Ấn Độ-một phần dựa vào các quy tắc kiểm dịch – đã bù đắp cho tổn thất doanh thu du lịch từ Trung Quốc – thị trường nguồn hàng đầu của nước này trước đại dịch.
Thứ ba, Maldives đã nắm bắt các sở thích đang thay đổi để quảng bá hình ảnh tốt hơn. Vào năm 2020, Maldives đã khởi động một chiến dịch tiếp thị với khẩu hiệu “Sự cô lập chưa bao giờ tốt như thế này” để nhấn mạnh danh tiếng độc đáo là một điểm đến phù hợp trong đại dịch Covid-19 đồng thời nhấn mạnh du lịch bền vững với môi trường.
Và cuối cùng, Maldives vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ kỹ thuật số khi nhu cầu về internet tốc độ cao và các dịch vụ không tiếp xúc tăng lên trong đại dịch. Ở Maldives, hơn 60% dân số được truy cập Internet băng thông rộng trong khi các quốc gia Nam Á phụ thuộc vào du lịch khác vẫn còn tụt hậu, hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa của du khách.
Hơn nữa, các nền tảng kỹ thuật số rất quan trọng trong việc giảm thiểu tương tác vật lý trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Chẳng hạn, một trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Maldives đã phát triển ứng dụng để hỗ trợ các dịch vụ không tiếp xúc bao gồm đặt đồ ăn, nhận phòng và trả phòng ảo cũng như các tiện nghi khác để thích ứng với hành vi thay đổi của khách hàng.
Theo Worldbank, thích nghi hay từ bỏ? Maldives đã chọn yếu tố đầu tiên. Các quốc gia Nam Á khác có thể làm được và xây dựng lại ngành du lịch kiên cường hơn sau COVID-19./.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.