Uniqlo đón cơ hội nhờ thỏa thuận thuế quan Mỹ – Việt Nam
Uniqlo đón cơ hội nhờ thỏa thuận thuế quan Mỹ – Việt Nam
Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất chiến lược của ông lớn thời trang Nhật Bản.
Công ty mẹ của Uniqlo, Fast Retailing, từng dự báo lợi nhuận hoạt động sẽ giảm từ 2% đến 3% do các mức thuế của ông Trump. Ảnh: Hiroki Endo
Việc Mỹ và Việt Nam đạt được thỏa thuận giảm thuế quan đang được kỳ vọng sẽ mang lại sự giải tỏa cho các doanh nghiệp như Uniqlo, thương hiệu thời trang vốn phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây thông báo, hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 20%, giảm mạnh so với mức 46% từng được đề xuất. Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn chưa công bố mức thuế cuối cùng mà hai bên đã thống nhất.
Công ty mẹ Fast Retailing của Uniqlo hiện có 60 trên tổng số 380 nhà máy may đối tác đặt tại Việt Nam. Trước bối cảnh chi phí lao động tại Trung Quốc ngày càng tăng, tập đoàn này đã chủ động đa dạng hóa nguồn cung ứng sang Việt Nam và các nước lân cận. Tuy nhiên, nếu phải đối mặt với mức thuế cao hơn, chiến lược này có thể trở thành sai lầm.
Theo ước tính của Fast Retailing, nếu toàn bộ các mức thuế được công bố hồi tháng 4 được giữ nguyên và giá bán tại Mỹ không thay đổi, các mức thuế “có đi có lại” từ phía Mỹ sẽ khiến lợi nhuận kinh doanh của tập đoàn sụt giảm khoảng 2% đến 3% trong nửa cuối năm tài chính kết thúc vào tháng 8.
Hiện tại, chi tiết về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Việt Nam vẫn chưa được công bố, khiến các doanh nghiệp sản xuất phải liên tục xoay sở để thích ứng với chính sách thuế thay đổi chóng mặt từ phía Mỹ.
Đại diện Fast Retailing cho biết, công ty vẫn đang thu thập thông tin liên quan đến các cuộc đàm phán thương mại nhưng chưa thể chia sẻ thêm chi tiết.
Nintendo cũng đang thuê ngoài sản xuất Switch 2 cho các đối tác ở Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia, trong đó Việt Nam đóng vai trò trung tâm xuất khẩu thiết bị này sang thị trường Mỹ.
Theo đại diện Nintendo, doanh nghiệp đang tiến hành xác minh thông tin và đánh giá tác động từ kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Việt Nam.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump đã thúc đẩy nhiều tập đoàn đa quốc gia chuyển dịch chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc vốn là công xưởng của thế giới. Các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang hưởng lợi rõ rệt từ xu hướng này.
Lãnh đạo Samsung Electronics, tập đoàn đặt các nhà máy sản xuất điện thoại chủ lực tại Việt Nam, cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các kịch bản nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các trung tâm sản xuất toàn cầu. Ngay cả khi Mỹ và Việt Nam hoàn tất thỏa thuận thương mại, Samsung vẫn dự kiến đa dạng hóa cơ sở sản xuất để bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định trước những biến động toàn cầu.
Apple hiện đã sản xuất một số mẫu iPad và AirPods tại Việt Nam. Tháng 5 vừa qua, CEO Tim Cook tiết lộ Việt Nam sẽ trở thành nguồn cung ứng gần như toàn bộ iPad và các sản phẩm khác của Apple bán tại Mỹ.
Theo phân tích của UBS Global Wealth Management, chỉ một phần rất nhỏ doanh thu của Apple liên quan đến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ. Do tỷ trọng này khá nhỏ trong chuỗi cung ứng, mức thuế 20% gần như không ảnh hưởng đến lợi nhuận của Apple, theo nhận định của chuyên gia David Vogt từ UBS.
Quốc An (Theo Nikkei Asia)
FILI
– 09:13 04/07/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.