Úc huy động 350 người, chi hàng trăm triệu USD để xử lý một loài vật bé nhỏ
Loài vật khiến nước Úc phải “đau đầu” giải quyết chính là kiến lửa.
Theo đó, chính phủ Úc cam kết sẽ tăng ngân sách cho những nỗ lực diệt trừ loài kiến lửa. Cụ thể, trong một tuyên bố chung, ông Murray Watt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Lâm nghiệp và Bộ trưởng Bộ Quản lý khẩn cấp và Tài chính Jim Chalmers khẳng định, Chính phủ liên bang sẽ đầu tư thêm 268 triệu AUD (khoảng 169 triệu USD) cho chương trình quốc gia về diệt kiến lửa trong 4 năm tới.
Trên thực tế, loài kiến lửa xâm lấn ở Úc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loài vật bé nhỏ này đã xuất hiện ở một số quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ… và chúng gây ra mối đe dọa đáng kể với tài sản nông nghiệp và con người.
Theo các chuyên gia, kiến lửa lần đầu được phát hiện ở bang Queensland (Úc) vào năm 2001 và sau đó chúng xuất hiện ở thành phố Sydney vào năm 2014.
Các nhà chức trách cho biết, loài kiến lửa xâm lấn này có khả năng lây lan khắp 97% lãnh thổ nước Úc và gây ra thiệt hại kinh tế lên tới 1,25 tỷ AUD (khoảng 789 triệu USD) mỗi năm.
Trên thực tế, chương trình quốc gia về diệt trừ kiến lửa đã được phát động ở Úc từ năm 2001. Bộ trưởng Jim Chalmers cho biết, nếu không có chương trình này, loài kiến lửa có thể đã xâm chiếm 100 triệu ha đất từ Queensland đến Canberra.
Bộ trưởng Bộ Quản lý khẩn cấp và Tài chính Jim Chalmers nhấn mạnh: “Kiến lửa là mối đe dọa với cộng đồng, nền kinh tế và trẻ em của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta đang tiến hành làm mọi thứ nhằm tiêu diệt loài vật gây hại này“.
Khoản kinh phí bổ sung trên sẽ giúp nước Úc mở rộng chương trình quốc gia về diệt trừ kiến lửa. Theo đó, dự án này sẽ được tăng nhân sự thêm 350 người và tăng đáng kể số lượng chương trình diệt trừ, quy mô khu vực giám sát và nỗ lực khắc phục hậu quả do kiến lửa gây ra.
Các chuyên gia cho biết, một con kiến lửa chúa có thể đẻ được tới 1.500 trứng/ ngày. Vết cắn của kiến lửa chứa nọc độc gây đau rát cục bộ, ngứa ngáy, làm sưng tấy, có thể dẫn tới dị ứng…
Sự thật bất ngờ về tổ kiến lửa
Thông thường, người ta thường thấy tổ kiến lửa rất bé nhỏ. Tuy nhiên, chúng lại có một ngôi nhà khổng lồ nằm sâu bên dưới lòng đất. Theo các nhà khoa học, chỗ đùn lên ở trên mặt đất hóa ra chỉ là một phần trong cấu trúc khổng lồ với rất nhiều đường hầm của tổ kiến lửa. Do tất cả những con kiến non cần sống trong khoảng nhiệt độ phù hợp để có thể phát triển nên tổ kiến có nhiều phòng kiểm soát nhiệt độ.
Tổ kiến được sắp xếp giống như một chiếc vỏ kem ốc quế. Phần kem chính là chỗ đất đùn lên. Vì đỉnh của tổ kiến ở trên mặt đất nên chỗ này được sưởi ấm bởi ánh sáng Mặt Trời. Nhờ vậy, các ấu trùng có thể rúc vào những gian ấm áp được nối thành mạng lưới khắp đỉnh của tổ kiến. Tuy nhiên, chúng cũng không thể ở đó cả ngày nếu không chúng sẽ bị nóng. Đây chính là lúc cần tới phần tổ bị chìm dưới lòng đất.
Các chuyên gia phát hiện đỉnh tổ kiến nối liền với một vài đường hầm thắng đứng đâm sâu tới 2 m dưới mặt đất. Theo đó, vào ban ngày, những con kiến trưởng thành sẽ vận chuyển ấu trùng lên và xuống đường hâm để tạo nhiệt độ thích hợp cho các con non. Ngoài ra, tổ kiến cũng có tới hàng chục đường hầm nhánh tỏa ra từ các đường hầm chính. Những đường hầm này nối với các gian nhỏ, nơi kiến nghỉ ngơi, ăn uống và cho ấu trùng ăn cho tới khi con non cần phải chuyển chỗ một lần nữa.
Đặc biệt, có một loại đường hầm phổ biến hơn ở trong tổ kiến. Tuy nhiên, chỉ có vài con kiến trong tổ sử dụng đường hầm này. Đó là những con kiến đảm nhận nhiệm vụ phải tìm thức ăn cho cả đàn. Lối đi này được kiến sử dụng để tìm thức ăn chỉ nằm cách mặt đất vài cm nhưng lại chạy qua toàn bộ diện tích lên tới 185 m2.
Bằng cách bò qua lối đi này, những con kiến do thám có thể ở dưới mặt đất lâu nhất có thể. Tuy nhiên, thực tế là vẫn có nhiều loài vật có thể đột nhập vào tổ kiến lửa. Hoặc đôi khi con người hoặc trận lũ lụt lớn có thể là nguyên nhân phá hủy tổ kiến. Đến lúc này, kiến lửa chỉ có một lựa chọn là rời đi. Các chuyên gia cho biết, trung bình mỗi năm một lần, đàn kiến sẽ chuyển ra ngoài và xây tổ mới. Chúng chỉ mất vài ngày để di chuyển và hoàn thành công việc xây tổ.
Ngoài ra, kiến lửa có thể sống sót trong nhiều tuần khi trận lũ lụt lớn xảy ra, bằng cách tạo thành chiếc bè trôi nổi ở trên mặt nước. Cụ thể, khi lũ lụt xảy ra, các thành viên trong đàn kiến lửa nhanh chóng liên kết với nhau để tạo thành một chiếc bè. Những con kiến ở dưới đáy cố gắng ép vào nhau sát nhất có thể để ngăn nước lọt qua. Trong khi đó, những con ở phía trên lại đàn vào nhau vừa đủ để tạo ra các khoảng trống nhằm bẫy không khí, từ đó giúp bè nổi được trên mặt nước.
Tuy nhiên, bè kiến lửa được coi là một mối đe dọa đối với các nhân viên cứu hộ trong mùa lũ, bởi chúng có thể bò lên thuyền và đốt người.
Bài viết tham khảo nguồn: Minister.agriculture.gov.au, Theguardian, Science Insider
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.