Trái phiếu được mua lại trong quý 2 tăng gần 77% so với quý 1, riêng nhóm ngân hàng chiếm 63,7%
Theo báo cáo thị trường trái phiếu quý II/2023 vừa được công ty chứng khoán VNDirect công bố, trong quý II/2023, đã có 12 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị phát hành đạt 8.763 tỷ đồng, giảm 69,2% so với quý I/2023 và 92,4% so với cùng kỳ năm trước. Đối với phát hành riêng lẻ, nếu loại trừ một số đợt phát hành giá trị cao hồi giữa tháng 3 (sau khi Nghị định 08 có hiệu lực), hoạt động này vẫn chưa thực sự khởi sắc.
Các chuyên gia VNDirect đánh giá, niềm tin của nhà đầu tư chưa quay trở lại trong bối cảnh còn nhiều tổ chức phát hành gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh, khó khăn về dòng tiền dẫn tới chậm thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn là nguyên nhân chính khiến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa tích cực trong quý 2/2023.
Mặt khác, hoạt động mua lại các chứng khoán nợ doanh nghiệp trước hạn đã tăng trở lại. Trong quý II/2023, đã có 62.535 tỷ đồng trái phiếu được mua lại, tăng 76,8% so với quý I/2023 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm ngân hàng chiếm 63,7%, tương đương với 39.842 tỷ đồng trái phiếu được mua lại.
“Nhu cầu tín dụng yếu trong những tháng đầu năm cùng với mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh và thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn là điều kiện và động lực để các ngân hàng thực hiện mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành riêng lẻ của mình trong các tháng qua”, nhóm phân tính VNDirect đánh giá.
Báo cáo cho biết thêm, từ khi Nghị định 08 được ban hành, hoạt động đàm phán gia hạn trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và trái chủ diễn ra sôi động. Cụ thể, tính đến 26/06 đã có hơn 30 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn với các trái chủ. Tổng giá trị trái phiếu được gia hạn là hơn 42.000 tỷ đồng.
Mặt khác, trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn, lượng doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu tiếp tục tăng lên.
“Có khoảng 59 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm toán nghĩa vụ nợ trái phiếu theo thông báo của HNX. Chúng tôi ước tính tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của nhóm này vào khoản 159,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 14,6% dư nợ toàn thị trường. Khoảng hơn 43,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp trong danh sách sẽ đáo hạn trong năm 2023 (19,6% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm)” – báo cáo nêu.
Ở thị trường trái phiếu chính phủ, lợi suất ở hầu hết kỳ hạn của các chứng khoán nợ này tiếp tục giảm. Điển hình, lợi suất trái phiếu ở kỳ hạn 10 năm đã giảm về mức 2,6%, giảm 85 điểm cơ bản so với cuối quý I/2023 và giảm 205 điểm cơ bản so với cuối năm 2022. Kỳ hạn 15 năm đã giảm về mức 2,85% giảm 75 điểm cơ bản so với cuối quý I/2023 và giảm 195 điểm cơ bản so với cuối năm 2022.
Nhìn chung, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa khởi sắc trong quý II/2023. Tuy nhiên, một số chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán nợ này đã phát huy tác dụng. Mặt khác, hoạt động mua lại trái phiếu tiếp tục sôi động, trong đó nhóm nhà băng chiếm phần lớn lượng trái phiếu được mua lại, do thanh khoản hệ thống dồi dào và nhu cầu tín dụng vẫn còn yếu. Lợi tức trái phiếu chính phủ đã quay đầu giảm, thể hiện xu hướng tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.