Tiềm lực chủ mới Văn phòng phẩm Hồng Hà
Được thành lập từ năm 1959, trải qua hơn 6 thập niên hình thành và phát triển, thương hiệu văn phòng phẩm Hồng Hà của CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà đã để lại biết bao dấu ấn sâu đậm với các thế hệ học sinh Việt Nam. Đó là những sản phẩm quen thuộc như bút Trường Sơn, Hoàn Kiếm, Hồng Hà…
Với tên tuổi và uy tín được khẳng định như thế, cổ phiếu HHA của công ty, hồi còn đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM, luôn được giới đầu tư đánh giá cao nhờ vào nền tảng kinh doanh tốt và tăng trưởng ổn định qua các năm. Thậm chí, đã từng có khoảng thời gian, HHA đạt vùng giá 3 chữ số (giai đoạn tháng 3 – tháng 4/2018).
Tháng 3/2018, HHA chính thức đổi chủ khi Công ty TNHH Văn phòng phẩm HPS đã mua thỏa thuận hơn 3,06 triệu cổ phiếu (tổng giá trị giao dịch hơn 368,3 tỷ đồng) qua đó nắm 52,06% vốn công ty. Hơn 1 năm sau (tháng 4/2019), “thượng tầng” HHA thay đổi khi có tân Chủ tịch HĐQT là ông Lê Anh Tuấn (SN 1961) trong nhiệm kỳ 2016-2021.
Đến tháng 11/2019, HHA hủy niêm yết khỏi sàn UPCOM. Từ đó đến nay, thân thế chủ mới công ty này vẫn là ẩn số.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty TNHH Văn phòng phẩm HPS (công ty mẹ HHA) là mắt xích quan trọng của một group giàu tiềm lực.
Dữ liệu cho thấy, Văn phòng phẩm HPS ra đời vào tháng 12/2017 và 100% vốn thuộc sở hữu của CTCP Văn phòng phẩm Hải Phòng (VPP Hải Phòng) – công ty thành viên của CTCP DEVYT. Cập nhật tại thời điểm năm 2013, DEVYT là cổ đông chi phối nắm đến 80% VPP Hải Phòng, 2 pháp nhân còn lại cùng nắm 10% vốn là Công ty TNHH Kim Nam – DEVYT và CTCP Văn phòng phẩm Bãi Bằng.
Tóm lại, chủ mới của thương hiệu 65 năm tuổi này chính là CTCP DEVYT.
Mạnh như DEVYT
CTCP DEVYT được thành lập vào năm 2000, tiền thân là CTCP Phát triển Kinh tế hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, với các cổ đông sáng lập gồm Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam và cán bộ nhân viên thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Sự hình thành và phát triển của DEVYT gắn liền với tên tuổi doanh nhân Trần Hồng Thủy (SN 1958). Ông gắn bó với DEVYT từ năm 2001 khi nhậm chức Tổng giám đốc công ty.
Ảnh hưởng của vị doanh nhân này còn thể hiện qua việc ông là cổ đông lớn nhất nắm 57,98% vốn công ty (tại thời điểm tháng 1/2018), cùng ông Nguyễn Trung Thành (0,101%), ông Lê Anh Tuấn (0,068%), và cá nhân khác không rõ danh tính (21,366%) có hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Ông Thủy trong nhiều năm là Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT DEVYT, trước khi nhường lại vai trò này cho ông Lê Anh Tuấn – cá nhân cũng là Chủ tịch HĐQT HHA (đề cập phần đầu bài viết) từ tháng 6/2020.
Dưới sự dẫn dắt của ông Thủy, DEVYT đã trở thành một doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực bao bì, văn phòng phẩm, đồ chơi, giáo dục. Cập nhật tại thời điểm tháng 8/2022, vốn điều lệ công ty đạt 500 tỷ đồng.
Trong đó, mảng bao bì được chia ra làm các dòng sản phẩm khác nhau và được quản lý bởi 4 công ty thành viên tương ứng. Cụ thể, CTCP Bao bì Hoàng Hải Việt Nam (thành lập vào tháng 11/2015) sở hữu nhà máy bao bì tổng diện tích 40.162m2, tổng giá trị đầu tư ban đầu 40 triệu USD, tập trung vào các sản phẩm bao bì carton, bao bì giấy chất lượng cao.
Ngoài ra, đó là CTCP Giải pháp Bao bì thông minh Việt Nam với nhà máy có diện tích 14.000m2, thế mạnh đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất dòng sản phẩm bao bì cao cấp đòi hỏi các kỹ thuật tinh xảo; CTCP bao bì ECO Việt Nam với nhà máy công suất 24 triệu sản phẩm/năm tập trung vào sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái chế, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên…
Đối với lĩnh vực văn phòng phẩm, DEVYT sở hữu một nhà máy 5ha, sản xuất các sản phẩm in bìa, làm thùng carton, sản phẩm nhựa PP và tất cả các loại văn phòng phẩm.
Việc M&A thành công HHA (như đề cập phần đầu bài viết) được coi là sự bổ sung chất lượng cho mảng văn phòng phẩm nói riêng và cả hệ sinh thái DEVYT nói chung. Nhờ đó, DEVYT nắm trong tay một hệ thống “đầu ra” với hơn 100 nhà phân phối, gần 20.000 điểm bán lẻ từ Bắc vào Nam rất am hiểu thị trường và người tiêu dùng Việt.
Ngoài các mảng kinh doanh trên, DEVYT còn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, logistics và kho bãi sản; xuất đồ chơi (CTCP Đồ chơi thông minh Sun Vigor Việt Nam); giáo dục (trường mầm non Happy Smile, trường Tiểu học và THCS Quốc té Hanoi Westminster School); dịch vụ F&B (hệ thống nhà hàng Hải cảng, Nhà hàng Kanko Izakaya, Nhà hàng Kappou Ishida, Nhà hàng Nuboko Sushi & Teppanyaki, Đồng Mô Farm Stay).
Đáng chú ý, nhóm DEVYT còn đam mê đầu tư bất động sản. Điều này thể hiện qua pháp nhân Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Dự án DEVYT (thành lập vào tháng 12/2009), với tiền thân là Công ty TNHH Bất động sản DEVYT.
Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Dự án DEVYT hiện là chủ dự án Tòa nhà văn phòng Trung Kính (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) với diện tích 678m2, vốn đầu tư ban đầu là 5 triệu USD; Tổ hợp Văn phòng và Khu nhà ở Láng Hạ (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với vốn đầu tư ban đầu 55 triệu USD, diện tích xây dựng 2.500m2.
Ngoài ra, công ty cũng thực hiện hoạt động cho thuê văn phòng tại Tòa nhà DEVYT số 5 Đào Duy Anh và Tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, thông qua HHA, nhóm DEVYT cũng sở hữu Tòa nhà Hồng Hà Center (tọa lạc tại số 25 phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Đây là tòa nhà cho thuê hạng A với 13 tầng nổi và 2 tầng hầm.
Ít ai biết, thông qua Công ty TNHH Kim Nam – DEVYT, danh mục các dự án bất động sản của giới chủ DEVYT còn có cả Khách sạn Hạ Long View (tổ 5A, Bãi Cháy, TP. Hạ Long). Dự án được chấp thuận xây dựng từ năm 2002, nhưng đến tháng 6/2022 mới chỉ hoàn thành công tác giao/thuê đất, chưa hoàn thiện các thủ tục hồ sơ thiết kế các bước.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Kim Nam – DEVYT thành lập vào tháng 9/2001. Tại tháng 6/2021, cơ cấu cổ đông là 3 cá nhân cùng nhà ông Trần Hồng Thủy là bà Trần Thủy Thiên Kim (33,4%), ông Trần Hoài Nam (33,3%) và ông Trần Hoài Trung (33,3%).
Đến tháng 2/2022, cơ cấu cổ đông ghi nhận chỉ ông Trung nắm 49%, 51% vốn còn lại do ông Phạm Minh Toàn (5%) và ông Phạm Hùng (46%) sở hữu. Đây là 2 “mắt xích” thuộc một tập đoàn bất động sản lớn.
CTCP Văn phòng phẩm Hải Phòng (VPP Hải Phòng) vừa công bố báo cáo tình hình tài chính năm 2022. Theo đó, VPP Hải Phòng ghi nhận lãi sau thuế năm 2022 đạt hơn 54,5 tỷ đồng, tăng 21,07% so với cùng kỳ năm trước.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2022 đạt hơn 927,8 tỷ đồng, giảm 4,64%. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu VPP Hải Phòng đạt 178,8 tỷ đồng (tăng gần 18%), nợ phải trả 794,2 tỷ đồng (giảm 9,7%).
Dư nợ trái phiếu VPP Hải Phòng tại cuối kỳ còn 86,4 tỷ đồng, giảm 55,6%. Theo tìm hiểu, đây là lô trái phiếu mã HPS_BOND2018 được phát hành vào tháng 3/2018, tổng giá trị 300 tỷ đồng. Lãi suất phát hành là 9%/năm, kỳ hạn 6 năm, đơn vị tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tính đến đầu năm 2022, số dư nợ trái phiếu của VPP Hải Phòng đã giảm về 195 tỷ đồng. Trong cùng năm, công ty bằng 3 đợt mua lại cũng giảm nợ trái phiếu về 85 tỷ đồng.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.