“Thủ phủ công nghiệp” phía Bắc lần đầu ước tăng trưởng âm trong vòng một thập kỷ, nguyên nhân do đâu?
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh trong năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Theo đó, báo cáo cho biết, kinh tế Bắc Ninh hội nhập sâu rộng, các hoạt động đều chịu sự tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là sản xuất, xuất khẩu, thương mại, đầu tư, tài chính, đơn hàng, tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố bất lợi dồn dập xuất hiện khá phức tạp, sự suy giảm của các nền kinh tế đối tác lớn ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế của tỉnh
Kết quả, trong cả năm 2023, Bắc Ninh có 7/17 chỉ tiêu ước vượt kế hoạch đề ra; 3/17 chỉ tiêu đạt kế hoạch và 7/17 chỉ tiêu cần phấn đấu để hoàn thành kế hoạch.
Đáng chú ý, trong số 7 chỉ tiêu dự kiến khó đạt kế hoạch, theo UBND Bắc Ninh, tổng sản phẩm (GRDP) ước giảm 6,18% so với năm 2022 (kế hoạch tăng 6,5%-7% so với ước thực hiện năm 2022).
Nếu lấy con số này so với cả giai đoạn 2013-2023, có thể thấy rằng, số liệu tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh trong năm 2023 còn thấp hơn hai năm 2020-2021, thời điểm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện.
Bên cạnh tăng trưởng GRDP, một số chỉ tiêu khác cũng không đạt kế hoạch đề ra gồm: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 78,9% kế hoạch; Thu ngân sách nhà nước đạt 88,4% dự toán; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn kế hoạch 0,6%….
UBND Bắc Ninh lý giải, nguyên nhân khách quan do tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, phức tạp, khó lường, vượt quá khả năng dự báo. Bên cạnh đó, kinh tế Bắc Ninh có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài; thị trường bất động sản, sản xuất công nghiệp điện tử gặp nhiều khó khăn.
Đánh giá nguyên nhân chủ quan, UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng công tác nắm bắt, dự báo tình hình có lúc còn chưa sát. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, chất lượng thấp. Một số cơ quan, đơn vị, cán bộ có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai, giải quyết kéo dài thời gian.
Ngoài ra, báo cáo chỉ rõ nguyên nhân thiếu chủ động trong tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và các biện pháp, giải pháp có tính đột phá để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Những “điểm sáng” hiếm hoi trong bức tranh kinh tế Bắc Ninh 2023
Mặc dù bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng bức tranh kinh tế của Bắc Ninh vẫn có được một số điểm sáng nhất định. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 70 triệu đồng (vượt 0,7% so với kế hoạch); Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 65,7 nghìn tỷ đồng (vượt 9,5% so với kế hoạch); Thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp đạt 1,4 tỷ USD (vượt 16,7% so với kế hoạch)….
Trước bối cảnh đó, sang năm 2024, UBND Bắc Ninh đánh giá, tình hình thế giới năm 2024 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn hơn cả năm 2023, tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại. Trong nước, thuận lợi rất cơ bản, nhưng nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong.
Do đó, căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, kết quả thực hiện các mục tiêu 2023, Bắc Ninh đã đặt ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cụ thể trong năm 2024.
Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu GRDP tăng 5%-6% so với ước thực hiện năm 2023. Thu nhập bình quân đầu người đạt 78 triệu đồng, tăng 8 triệu đồng so với ước thực hiện năm 2023, tăng 11,4%.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh đặt mục tiêu thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp đạt 1,1 tỷ USD, giảm 21,4% so với ước thực hiện 2023.
Về hoạt động thương mại trong năm 2024, Bắc Ninh đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 75,830 triệu USD, tăng 3% so với ước thực hiện 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 41,552 triệu USD, tăng 3%; nhập khẩu đạt 34,278 triệu USD, tăng 3%.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.