Thời cơ, vận hội mới cho vùng Tây Nguyên

Mục tiêu “phát triển nhanh – hài hòa – bền vững”

Tây Nguyên là khu vực có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng của đất nước ta, đồng thời, đây cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu văn hoá bản sắc. Mặc dù giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, tuy vậy, những hạn chế về hạ tầng giao thông đã làm chậm nhịp sự phát triển của Tây Nguyên trong một thời gian dài; khiến cho các tiềm năng, lợi thế của cả vùng mãi chưa thể phát huy như kỳ vọng.

Những năm gần đây, Tây Nguyên nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông mang tính kết nối. Theo đó, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như QL14 (đường Hồ Chí Minh) và các tuyến tránh đô thị; các QL19 (nối Gia Lai với Bình Định), QL26 (nối Khánh Hòa với Đắk Lắk), QL29 (nối Phú Yên với Đắk Lắk), QL27 (nối Ninh Thuận – Đắk Lắk), đường Trường Sơn Đông; sân bay Pleiku (Gia Lai), sân bay Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk)… từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Nhờ vậy, kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên có sự khởi sắc và dần “rút ngắn” khoảng cách với các khu vực còn lại.

Thời cơ, vận hội mới cho vùng Tây Nguyên - Ảnh 1.

Tây Nguyên là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu văn hoá bản sắc. Ảnh: IPC Gia Lai

Tây Nguyên được nhận định có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới khi Đảng và Nhà nước bắt đầu có những chiến lược mới đối với vùng đất giàu văn hoá bản sắc này.

Tại Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị xác định: Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, và là nhiệm vụ xuyên suốt trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Xây dựng phát triển vùng Tây nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, và thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời, phát triển vùng Tây nguyên theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng…

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, Chính phủ đặt ra một số chỉ tiêu quan trọng đối với khu vực Tây Nguyên như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 7-7,5%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng/năm; Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm bình quân 1-1,5%/năm, 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng trên 47%…

“Với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân trong vùng, chúng ta có thể biến khó khăn, thách thức thành cơ hội mới, biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển để vùng Tây Nguyên thực sự phát triển đột phá, đón nhận làn sóng đầu tư mới, đạt được mục tiêu phát triển nhanh – hài hòa – bền vững và người dân được hạnh phúc với một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, tăng tính liên kết vùng

Trong các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị, phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, tăng tính liên kết vùng được xem là 2 trong 7 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà Chính phủ đề ra nhằm tạo đà cho Tây Nguyên phát triển.

Theo Chính phủ, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên phải theo hướng đồng bộ, hiện đại; kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng của vùng như: Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa – Chơn Thành, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương. Đồng thời, thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên và liên kết vùng, liên vùng nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Thời cơ, vận hội mới cho vùng Tây Nguyên - Ảnh 2.

Hạ tầng giao thông của khu vực Tây Nguyễn sẽ tiếp tục được đầu tư, nâng cấp mở rộng trong thời gian tới. Ảnh: PV

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn nhận định, trong giai đoạn vừa qua, hệ thống giao thông vùng Tây Nguyên đã được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư (khoảng 95.655 tỷ đồng), cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Tuy vậy, khu vực Tây Nguyên hiện vẫn chưa có các tuyến cao tốc kết nối nhanh với các vùng, khu vực lân cận, cũng như với các sân bay, cảng biển (chỉ có tuyến cao tốc nội vùng Liên Khương – Prenn khai thác từ năm 2008 với chiều dài 19km -PV) nên chưa thể trở thành tiền đề và động lực khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên dự kiến khoảng 156.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 (2021 – 2025), sẽ triển khai 4 dự án cao tốc (Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Dầu Giây – Liên Khương,..) với kinh phí khoảng 28.038 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2026 – 2030), nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí để triển khai các dự án cao tốc đã hoạch định trong quy hoạch có tính liên kết vùng (cao tốc Bắc Nam phía Tây các đoạn Gia Nghĩa đến Chơn Thành, Chơn Thành đến Đức Hòa…) với tổng nhu cầu vốn tối thiểu khoảng 89.165 tỷ đồng.

“Vùng Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, trong khi đó phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Vì vậy, triển khai các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch và kế hoạch đề ra nhằm kết nối vùng Tây Nguyên gắn với các vùng lân cận và cảng biển sân bay, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ Chính trị đề ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Thực tế thời gian qua cho thấy, các địa phương có đường bộ cao tốc đi qua đều có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu, tạo thế và lực mới cho các địa phương”, ông Lê Anh Tuấn nói.

Cũng theo lãnh đạo Bộ GTVT nhận định, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường bộ cao tốc trong vùng Tây Nguyên sẽ được đẩy mạnh đầu tư; từng bước đồng bộ, hiện đại, tạo lập được cơ cấu vận tải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; đánh thức vùng đất đai trù phú này trở thành một vùng kinh tế phát triển, phát huy được tất cả tiềm năng và lợi thế vốn có trong thời gian tới.


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.