Thế lực máu mặt gấp rút vào cuộc

Nga bắt giữ 2 tàu Ai Cập

Trong tuần qua, chính quyền Nga đã tạm giữ 2 tàu của Ai Cập chở lúa mì phục vụ xuất khẩu (gồm tàu Wadi Almolouk và Wadi Safaga).

Các tàu này chở hàng từ Grainflower DMCC – công ty đối tác của tập đoàn TD RIF, một trong những nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất ở Nga nhưng gần đây đã lọt vào tầm ngắm của cơ quan chức năng Moscow.

Bộ trưởng Cung ứng Ai Cập Ali El-Mosilhy cho biết, các tàu của nước này không được phép ra khơi vì “không có giấy tờ phù hợp và bị tạm giữ tại các cảng của Nga”. Ban đầu, chúng dự kiến khởi hành vào cuối tháng 3.

Động thái này gây bất ngờ bởi Ai Cập vốn là nước nhập khẩu lớn và là khách hàng quan trọng của Nga.

Nga bắt 2 tàu nước ngoài, bất ngờ giáng đòn khiến loạt nước nhận cú sốc: Thế lực máu mặt gấp rút vào cuộc- Ảnh 1.

Tàu Wadi Safaga của Ai Cập.

Tung cú sốc cho một loạt nước

Trả lời phỏng vấn, những người đã móc nối Grainflower DMCC với RIF cho biết “chủ đề này rất nhạy cảm”.

TD RIF sở hữu một cảng tại Azov, vùng Rostov (Nga) với khả năng lưu trữ đồng thời 108.000 tấn hàng hóa và khối lượng hàng xử lý hàng năm lên tới 3,5 triệu tấn.

Tập đoàn này nắm trong tay 17 tàu và 1.510 xe vận chuyển ngũ cốc, trở thành trụ cột trong ngành công nghiệp nông nghiệp – xuất khẩu của Nga.

Nguồn cơn bắt đầu từ cuối tháng 3 vừa qua, khi Rosselkhoznadzor – cơ quan giám sát nông nghiệp của Nga thông báo họ ghi nhận “số lượng đơn khiếu nại gia tăng từ các quốc gia khách hàng” về việc chất lượng ngũ cốc Nga không tuân thủ yêu cầu chất lượng, trong đó có ngũ cốc do TD RIF cung cấp.

Kể từ đầu năm 2024, 44 (hay 81%) lô hàng xuất khẩu ngũ cốc – với tổng khối lượng hơn 1 triệu tấn – tại RIF không tuân thủ yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.

Điều đó khiến Rosselkhoznadzor đi đến quyết định dừng một số hoạt động xuất khẩu của tập đoàn này, áp dụng cả các biện pháp mạnh tay, đồng thời đề xuất phân chia lại hạn ngạch giữa các nhà xuất khẩu ngũ cốc.

Nga bắt 2 tàu nước ngoài, bất ngờ giáng đòn khiến loạt nước nhận cú sốc: Thế lực máu mặt gấp rút vào cuộc- Ảnh 2.

Bất cứ sự gián đoạn nào từ Nga đều có thể đẩy giá lúa mì toàn cầu tăng cao. Ảnh: World Grain

Ông Petr Khodykin – chủ sở hữu của RIF cho biết, đã có ít nhất 15 tàu của RIF và khoảng 400.000 tấn ngũ cốc bị mắc kẹt sau quyết sách của cơ quan chức năng Nga, không thể vận chuyển, khiến một loạt nước đứng trước cú sốc nguồn cung.

Tập đoàn này thậm chí đang đứng trước áp lực phải bán tài sản của mình với giá “không đáng kể”.

Ngày 9/4, Khodykin thông báo, các hoạt động của tập đoàn này tại cảng Azov “đã bị phong tỏa hoàn toàn” và không thể vận chuyển lúa mì ra khỏi Nga.

Một nhà xuất khẩu ngũ cốc khác cũng lọt vào tầm ngắm của cơ quan giám sát Nga là Aston. Theo dữ liệu do tờ Kommersant (Nga) trích dẫn, Aston đã xuất khẩu hơn 2,7 triệu tấn ngũ cốc trong nửa đầu mùa tiếp thị 2023/24, khối lượng lớn thứ 3 tại Nga, chỉ sau Grain Gates và TD RIF.

Các nguồn tin của Reuters cho biết, Rosselkhoznadzor đã không cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho một số tàu của Aston, đồng thời có khả năng mở rộng cuộc điều tra chất lượng.

Chính phủ Ai Cập phải đích thân vào cuộc

Do lo ngại về những cú sốc nguồn cung, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã vào cuộc để giải cứu 2 tàu bị tạm giữ.

Với sức ảnh hưởng của Cairo, sau cuộc làm việc với phía Nga, một trong hai tàu đã được phép di chuyển tới bến cảng của Ai Cập. Giải thích về việc bắt giữ 2 tàu Ai Cập, Rosselkhoznadzor cho biết, nhiệm vụ của họ là kiểm tra các chuyến hàng ngũ cốc nhằm đáp ứng “các yêu cầu kiểm dịch thực vật của quốc gia khách hàng”.

Tuy nhiên, chỉ sau khi Ai Cập cam kết sẵn sàng chấp nhận số lúa mì mà con tàu này đang chở, tàu Wadi Safaga mới được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Điện Kremlin đang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động xuất khẩu của Nga, trong một nỗ lực nhằm gây áp lực lên các đối thủ. Việc thắt chặt kiểm soát chất lượng có thể chỉ là một cái cớ mà thôi.

Đáng lưu ý, lúa mì là mặt hàng lương thực quan trọng của thế giới nhưng đã gặp nhiều biến động kể từ đầu năm 2022 đến nay. Hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn ở phần lớn châu Á trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2024, đưa lúa mì trở thành “mỏ vàng” mà thế giới đang cực kỳ khan hiếm.

Các nước lớn như Trung Quốc cũng phải lục lọi khắp nơi để gom hàng, biểu hiện ở khối lượng nhập khẩu lúa mì lớn bất thường so với các năm trước.

Trong khi đó, Nga hiện là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Do đó, theo Reuters, bất cứ sự gián đoạn nào trong quá trình vận chuyển từ nước này đều có thể đẩy giá lúa mì toàn cầu tăng cao, tạo ra cú sốc lớn cho thị trường toàn cầu.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.