Thế giới trong thế giằng co

Dưới đây là những sự kiện quan trọng trên thế giới sẽ diễn ra trong tuần 29/5 – 2/6/2023:

1/ Dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ

Liệu dữ liệu việc làm của Mỹ, sẽ công bố vào ngày 2 tháng 6, sẽ cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới có đủ mạnh để tránh suy thoái nhưng không quá nóng đến mức buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải có một động thắt chặt khác hay không?

Bảng lương của lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 5 dự kiến sẽ cho thấy số việc làm trong lĩnh vực quan trọng này tăng 180.000, theo kết quả thăm dò của Reuters. Trong tháng 4, tăng trưởng việc làm của Mỹ đã tăng tốc lên 253.000 với mức tăng lương tăng vững chắc.

Báo cáo việc làm sẽ là một trong những dữ liệu cuối cùng trước cuộc họp tháng 6 của Fed, nơi ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất kéo dài 14 tháng trong cuộc chiến chống giảm lạm phát.

Trong khi đó, đồng hồ đang điểm khi Chính phủ Mỹ chạm trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la, với việc chính phủ liên bang có khả năng cạn tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn ngay sau ngày 1 tháng Sáu.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần 29/5–2/6: Thế giới trong thế giằng co - Ảnh 1.

Tăng trưởng việc làm của Mỹ dự đoán sẽ chậm lại.

2/ Một loạt dữ liệu rất quan trọng với ECB

Tại cuộc họp cách đây 3 tuần, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã nhắc lại rằng họ đang ở trong chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ để chế ngự lạm phát. Tuy nhiên, các thị trường không bị thuyết phục bởi những thông điệp đó và vẫn đặt cược vào khả năng ECB sẽ tăng lãi suất chậm lại hoặc tạm dừng để ngăn chặn đà tăng trưởng kinh tế suy yếu. Đức – nền kinh tế lớn nhất khu vực – đã bước vào suy thoái.

Tuy nhiên, chính các nhà giao dịch hiện đang phải suy nghĩ lại về quan điểm của họ. Con số lạm phát trong tháng 5 của khu vực đồng euro và một loạt dữ liệu khác của các quốc gia trong khu vực này sẽ công bố vào những ngày tới có thể sẽ châm ngòi cho cuộc tranh luận về mức đỉnh lãi suất của ECB. Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng Euro vẫn ổn định, lạm phát cơ bản ổn định trên 5% và áp lực tiền lương đang gia tăng.

HSBC dự đoán lãi suất cơ bản của ECB sẽ đạt đỉnh 4%, cao hơn mức 3,25% hiện tại. Trong khi đó, dữ liệu vào thứ Tư (24/5) cho thấy lạm phát ở Anh trong tháng 4 giảm không đáng kể. Các nhà giao dịch biết rằng họ, giống như các ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế học, không phải lúc nào cũng hiểu đúng.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần 29/5–2/6: Thế giới trong thế giằng co - Ảnh 2.

Lạm phát cơ bản của Eurozone vẫn vượt xa mục tiêu của ECB.

3/ Kinh tế Trung Quốc mờ nhạt ngoại trừ kinh doanh vé số

Đến lượt Trung Quốc báo cáo chỉ số PMI – và có rất ít lý do để mong đợi bất kỳ sự thay đổi nào ở nền kinh tế đang ốm yếu này. Từ số liệu lạm phát đến doanh số bán lẻ, dữ liệu gần đây chắc chắn đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về nhu cầu trong nước mờ nhạt.

Có vẻ như thứ duy nhất mà người tiêu dùng Trung Quốc muốn là những tấm vé số, với doanh số bán sổ xố tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.

Doanh số bán vé số của Trung Quốc đã tăng 62% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 50,33 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,13 USD), dữ liệu từ Bộ Tài chính cho thấy. Trong 4 tháng đầu năm, doanh số bán vé số ở Trung Quốc đạt 175,15 tỷ nhân dân tệ, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, có sự lạc quan ở thị trường repo liên ngân hàng, nơi hoạt động sôi động kỷ lục là dấu hiệu chắc chắn rằng các nhà giao dịch mong đợi ngân hàng trung ương sẽ sớm đưa ra các chương trình kích thích.

Nhà đầu tư ở Trung Quốc có lý do để thận trọng, đó là cuộc xung đột về xuất khẩu công nghệ với Mỹ tiếp tục gia tăng.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần 29/5–2/6: Thế giới trong thế giằng co - Ảnh 3.

Nhu cầu trong nước ở Trung Quốc trì trệ.

 

4/ Cuộc bầu cử Tổng thống gay cấn ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vào Chủ nhật (28/5), người dân Thổ Nhĩ Kỳ đi bầu cử để chọn Tổng thống tiếp theo của họ trong một cuộc chạy đua khốc liệt, trong đó Tổng thống Tayyip Erdogan – người đang tìm cách kéo dài hai thập kỷ cầm quyền của mình – chạy đua với ứng cử viên đối lập Kemal Kilicdaroglu.

Ông Erdogan được cho là sẽ có lợi thế sau khi thể hiện mạnh mẽ ở vòng đầu tiên và liên minh của đảng ông đã giành được đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, trong Chính phủ của ông, có sự bất đồng và không chắc chắn về việc nên gắn bó với cái mà một số người gọi là Chương trình kinh tế không bền vững hay từ bỏ nó?

Nhưng bất cứ ai đi đến chiến thắng đều phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chèo lái một nền kinh tế bị lạm phát cao và đồng lira ngày càng trượt giá sau nhiều năm áp dụng chính sách tiền tệ không hợp lý.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần 29/5–2/6: Thế giới trong thế giằng co - Ảnh 4.

Biến động kỷ lục trên thị trường tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ.

 

5/ ‘Sốt’ cổ phiếu công nghệ Nvidia

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang vụt sáng với cổ phiếu của nhà sản xuất chip AI Nvidia đã tăng khoảng 25% chỉ trong một ngày 25/5 sau khi hãng này công bố triển vọng lợi nhuận tăng vọt so với dự tính. tăng 160,6% so với đầu năm.

Ccổ phiếu Nvidia đã tăng 160,6% so với đầu năm. Liên tiếp những cú tăng vọt đã giúp Nvidia trở thành mã cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao nhất trong rổ S&P 500. Theo sau là Meta với mức tăng 97% kể từ đầu năm.

Công nghệ này đang chiếm vị trí trung tâm chú ý khi Open AI do Microsoft hậu thuẫn tung ra ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái. Những người trong ngành dự báo sự tiến bộ lớn về năng lực của cái gọi là AI tổng quát này, trong khi các nhà quản lý và chính trị gia lo lắng về việc AI đánh cắp việc làm hoặc truyền bá thông tin sai lệch.

Đối với các nhà đầu tư, họ đặt ra một loạt câu hỏi khác: Liệu AI có gây ra tình trạng giảm phát trong dài hạn không? Nó sẽ tạo ra việc làm mới và các ngành công nghiệp mới? Và nó sẽ kiếm tiền như thế nào?

Các cổ phiếu liên quan đến AI đang tăng mạnh nhưng tất cả các phân nhánh của công nghệ này vẫn chưa có gì chắc chắn. Hẳn nhiều người còn nhớ bong bóng dotcom, và cổ phiếu Nvidia đang khiến nhiều người liên tưởng đến sự kiện đáng buồn đó.

Những sự kiện tài chính đáng chú ý tuần 29/5–2/6: Thế giới trong thế giằng co - Ảnh 5.

Cổ phiếu của các hãng AI tăng vọt sau khi ChatGPT ra đời.

 

Tham khảo: Reuters

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.