Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh

Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản của biển đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường…

Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển.

Khai thác đi đôi với nuôi trồng, mở rộng không gian biển để phát triển các ngành nghề kinh tế đa giá trị từ biển sẽ để góp phần hồi sinh biển và mang lại nguồn lợi lâu dài cho ngư dân. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thay đổi tư duy và hành động để phát triển kinh tế biển xanh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

PV: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng có thể chia sẻ những nhìn nhận về xu hướng phát triển kinh tế biển xanh hiện nay và sự cần thiết của việc phát triển kinh tế biển xanh với những quốc gia có biển như Việt Nam?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Người ta đã xác định thế kỷ 21 là thế kỉ của biển và đại dương. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị cũng nên nêu ra với một cái tầm nhìn ở Việt Nam trở thành quốc gia do dưới biển hình dung thì trong đó có cái không gian kinh tế của ngành nông nghiệp. Thường thường thì chúng ta nói tới cái kinh tế biển trong nông nghiệp là chúng ta nói đánh bắt, sau đó thì chúng ta mới nói đến nuôi trồng.

Nhưng thực ra kinh tế biển thì nó ở trên đại dương, trên bờ biển chúng ta, nó gồm có đánh bắt, gồm có nuôi trồng và có bảo tồn biển, và nó rộng ra hơn nữa là chúng ta cũng còn là không gian của cái bờ biển. Ở đó có những tiềm năng về du lịch biển trong lĩnh vực đánh bắt, kể cả đánh bắt chúng ta cũng làm du lịch được. Nuôi trồng chúng ta cũng mới phát triển gần đây. Bản thân nuôi trồng cũng là một tài nguyên để khai thác du lịch, ví dụ như những cái vịnh của chúng ta rất là đẹp và kết hợp với công nghệ nuôi biển rất là đẹp như vịnh Vân Phong, vịnh của Quảng Ninh, vịnh của Hải Phòng chẳng hạn. Và chúng ta còn những cái không gian, những cái khu rừng ngập mặn ven biển hoặc là những cái không gian mà nuôi trồng, nuôi rong, nuôi tảo…

Nghĩa là tôi muốn nói rằng chúng ta nhìn không gian kinh tế biển phải rộng ra một chút và kể cả chúng ta tính luôn một cái vùng nó ven biển với cái nghề làm muối cũng là một cái nghề có thể phát triển kinh tế và du lịch cũng được nếu chúng ta có một cách tiếp cận khác.

Do đó, tôi muốn nói rằng đã có một lúc là chúng ta chỉ chăm bẫm vào một thứ, đó là chúng ta đánh bắt và chính điều đó gây ra một hệ luỵ rất là lớn. Bởi vì người ta nghĩ rằng  tài nguyên biển hay giá trị biển, chỉ từ những con cá, con tôm, con mực dưới biển mà thôi. Do đó chiến lược của Chính phủ là từ khai thác sang nuôi trồng để chúng ta thích ứng với biến đổi khí hậu và nhiều lý do khác. Trữ lượng, tài nguyên biển của chúng ta trong thời gian qua nó đã bị suy giảm.

PV: Vâng, thưa Bộ trưởng , nhìn trong tổng quan cái bức tranh về kinh tế biển thì Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào về sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong cái bức tranh kinh tế biển của Việt Nam thời điểm hiện tại?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Muốn nói đóng góp thế nào thì chúng ta có thể viện dẫn bằng những con số kim ngạch xuất khẩu, nhưng và tôi muốn nói rằng gần một triệu  người đang sống bằng cái sinh kế từ biển, hơn 90.000 chiếc tàu đang khai thác, với một chiếc tàu khai thác đó thì đã có gần tới là 600- 700.000 ngư dân rồi. Sau ngư dân, đó là những lực lượng hậu cần ở trong các cảng cá, với một nền kinh tế bảo quản, sơ chế, chế biến rồi xuất khẩu. Nó kéo theo hàng triệu việc làm để đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

PV: Thưa Bộ trưởng, sau 5 năm, từ Nghị quyết 36 của Đảng đến hiện nay thì phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những chính sách và chương trình cụ thể như thế nào để phát triển kinh tế biển xanh theo tinh thần của Nghị quyết 36 ?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Từ Nghị quyết 36 đó thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình gửi Chính phủ ban hành 3 chiến lược. Một là chiến lược đánh bắt; hai là chiến lược nuôi trồng; ba là chiến lược bảo tồn biển. 3 Chiến lược đó gần như nó là một cái kim chỉ nam, một cái tam giác để mà chúng ta phát triển kinh tế biển một cách bền vững.

Chúng tôi bắt đầu cũng đã từ chiến lược đó thì lại có những đề án, thí dụ như là cũng như quy hoạch lại đánh bắt, quy hoạch lại nuôi trồng, quy hoạch lại các khu bảo tồn biển. Để thực hiện quy hoạch đó thì có những doanh nghiệp, những hợp tác xã, những người dân để cùng tham gia vào khai phá một cách bền vững, luôn trong một cách bền vững và bảo tồn biển bền vững, hướng tới thêm những cái ngành kinh tế của khai thác từ tiềm năng biển như là nghề làm muối, như là nghề mà bà con nuôi trồng những loại thủy sinh khác hay trên biển, hoặc là quy hoạch lại hệ thống rừng ngập mặn để mà chúng ta tích hợp đa giá trị từ nuôi trồng thủy sản, chống xói lở bờ biển và khai thác thuỷ sản.

PV: Những băn khoăn của Bộ trưởng đối với hoạt động phát triển kinh tế biển, đặc biệt là đối với nông nghiệp biển ở cái thời điểm hiện tại như thế nào và một cái thông điệp của Bộ trưởng muốn đưa ra từ cái câu chuyện phát triển kinh tế biển để có thể mạnh dạn từ biệt quê hương?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngư nghiệp cũng phản ánh bức tranh chung của nông nghiệp Việt Nam, đó là manh mún, rất nhỏ lẻ, tự phát. Do đó, dù đánh bắt, dù là nuôi trồng hay là bảo tồn biển thì chúng ta phải làm sao mà thay đổi được cái cấu trúc của một cái ngành hàng: là phải hướng tới cái sự hợp tác, sự liên kết, hướng tới một chuỗi ngành hàng.

Bây giờ chúng ta đang bị tách rời ra, hơn 90.000 chiếc tàu ở trên biển, mà mỗi chiếc tàu đó là một chủ thể độc lập. Tôi muốn nói rằng chúng ta thông qua các hiệp hội ngành nghề, nghề khai thác, nghề nuôi trồng và cả những cái nghề chúng ta đang theo đuổi. Chúng ta phải cấu trúc lại một không gian sản xuất. Nếu chúng ta không cấu trúc lại thì nó vẫn manh mún, nó vẫn nhỏ lẻ, nó vẫn tự phát,  nó sinh ra những hệ lụy, một là sự cạnh tranh lẫn nhau và đua nhau mà khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Do đó tôi cũng rất là trăn trở làm sao mà các chính quyền địa phương đầu tiên là phải cấu trúc lại một ngành này, phải đẩy mạnh cái liên kết, cái hợp tác và nó trở thành một cái chuỗi ngành hàng để chúng ta có đủ một cái quy mô, sản lượng và quan trọng nhất là chúng ta quy hoạch lại để chúng ta không xung đột với cái trữ lượng hiện có để chúng ta đủ thời gian để tái tạo lại cái nguồn lợi của chúng ta.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.