SpaceX tiết lộ lý do Starship phát nổ chỉ 4 phút sau khi cất cánh

Khoảng 4 phút sau khi tên lửa lớn nhất thế giới hiện nay, Starship của hãng SpaceX rời khỏi bệ phóng, nó đã nổ tung như một quả cầu lửa trên bầu trời, trước khi vươn tới được vùng quỹ đạo Trái Đất. Trên tàu vũ trụ này không có người cũng không mang theo vệ tinh nào.

Thế nhưng vụ nổ này lại không phải do một tai nạn bất ngờ hay sự cố nào, mà được cho nổ một cách có chủ đích khi SpaceX nhận thấy nó đang đi chệch hướng đã định. Điều này là nhằm đảm bảo tên lửa cũng như các mảnh vụn của nó không gây nguy hiểm cho các khu dân cư, thậm chí ở những nơi cách xa khu vực phóng tên lửa. Hiện tại, sau nhiều ngày phóng tên lửa, vẫn chưa có các báo cáo nào về người bị thương hoặc tài sản bị hư hỏng do những mảnh vụn này.

Với chiều cao hơn 120m, tên lửa làm bằng thép không gỉ này có lực đẩy mạnh gấp đôi so với siêu tên lửa Mặt Trăng SLS từng được NASA phóng vào không gian lần đầu cách đây 5 tháng trước. Đây cũng là tên lửa mạnh nhất và lớn nhất từng được con người tạo ra.

SpaceX tiết lộ lý do Starship phát nổ chỉ 4 phút sau khi cất cánh - Ảnh 1.

Tên lửa Starship được kích nổ để đảm bảo an toàn cho những người bên dưới

Sức mạnh của nó được tạo ra bởi 33 động cơ đẩy Raptor ở tầng dưới – tuy nhiên, trong quá trình cất cánh, một số động cơ đẩy này đã không hoạt động. Ngoài ra, theo dự kiến ban đầu, sau khi phóng được khoảng 3 phút, tầng đầu tiên cao 50m của Starship sẽ tách khỏi tên lửa đẩy Super Heavy bên dưới, nhưng điều này đã không xảy ra.

Cuối cùng Starship chỉ lên được độ cao hơn 40km so với mực nước biển trước khi chao đảo, mất độ cao và lao xuống đất. Khi đó lệnh tự hủy đã được đưa tới phần tên lửa đẩy và thân tàu, để biến chúng thành quả cầu lửa khi phát nổ.

Trong tuyên bố của mình, SpaceX cho biết: “Phương tiện đã gặp sự cố khi mất nhiều động cơ trong quá trình bay thử nghiệm, mất độ cao và bắt đầu lộn nhào xuống đất. Hệ thống tự hủy chuyến bay đã được gửi tới cả phần tên lửa đẩy và thân tàu.” Tuyên bố của SpaceX cũng nhấn mạnh rằng, dù không lên được vùng quỹ đạo Trái Đất, Starship cũng đã đạt tới độ cao nhất so với bất kỳ phương tiện nào khác từ trước đến nay của họ.

SpaceX tiết lộ lý do Starship phát nổ chỉ 4 phút sau khi cất cánh - Ảnh 2.

Sức mạnh của Starship đến từ 33 tên lửa đẩy bên dưới, nhưng trong cuộc thử nghiệm vừa qua, một số tên lửa đã không hoạt động. Ảnh Internet

SpaceX cũng cho biết thêm: “Với một thử nghiệm như thế này, thành công đến từ những gì chúng tôi học hỏi được, và chúng tôi đã học được rất nhiều điều về phương tiện và các hệ thống mặt đất, những điều sẽ giúp chúng tôi cải thiện trong các chuyến bay của Starship trong tương lai.”

Nhà sáng lập SpaceX, ông Elon Musk cũng cho biết trên Twitter rằng, công ty đã “học được rất nhiều điều để chuẩn bị cho lần phóng thử sắp tới trong vài tháng nữa.” Trước đây chính ông Musk cũng cho rằng, khả năng tàu vũ trụ này vươn tới vùng quỹ đạo Trái Đất là 50-50.

SpaceX tiết lộ lý do Starship phát nổ chỉ 4 phút sau khi cất cánh - Ảnh 3.

Ảnh chụp rõ nét hơn cho thấy một số động cơ đã không đánh lửa. Ảnh internet

Những tên lửa mới thường gặp thất bại ngay trong lần đầu tiên, chưa kể đến một thực tế rằng, Starship có thiết kế khác biệt so với thông thường khi toàn thân làm bằng thép không gỉ và là tàu vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay. Vì vậy, khả năng thất bại của nó cũng cao hơn nhiều so với các tên lửa khác.

SpaceX tiết lộ lý do Starship phát nổ chỉ 4 phút sau khi cất cánh - Ảnh 4.

So với các loại tên lửa trước đây, Starship có thiết kế và kiểu dáng rất khác biệt. Ảnh BBC

Nhà quản lý tại NASA, Bill Nelson cho biết trên Twitter: “Mọi thành tựu vĩ đại trong lịch sử đều yêu cầu một mức độ rủi ro được tính toán trước, bởi vì rủi ro càng lớn phần thưởng càng cao. Hãy mong đợi vào những gì SpaceX học được sẽ được áp dụng cho lần thử nghiệm tiếp theo – và xa hơn nữa.”

Trong năm 2019, ông Musk từng cho biết, chi phí phát triển Starship sẽ ở mức khoảng 3 tỷ USD. Cho dù ông Musk không tiết lộ nhưng theo nhiều chuyên gia trong ngành, ước tính chi phí cho mỗi tàu vũ trụ Starship sẽ vào khoảng từ 20 đến 25 triệu USD. Năm 2019, ông Musk cũng cho biết mỗi lần phóng thử nghiệm Starship tiêu tốn khoảng 2 triệu USD, trong đó riêng chi phí nhiên liệu là khoảng 900.000 USD. Tuy nhiên, con số này vẫn vô cùng nhỏ so với chi phí hơn 4 tỷ USD cho mỗi lần phóng tên lửa SLS của NASA.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.