Rộng gấp 22 lần quận Hoàn Kiếm, huyện sắp “hóa rồng” có gì đặc biệt bậc nhất thủ đô?
Tại kỳ họp chuyên đề sáng 22/9, với đa số đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội thông qua tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận.
Theo đó, địa phương đã hoàn thành 31/31 tiêu chí thành lập quận. Việc lên quận được kỳ vọng giúp hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ, nhất là công trình hạ tầng đô thị, giao thông, y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa.
Sau khi thành lập, quận Gia Lâm sẽ có diện tích tự nhiên là 116,64km2 (gấp gần 22 lần quận Hoàn Kiếm) và quy mô dân số hơn 300.000 người. Bao gồm 16 phường trực thuộc: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.
UBND TP Hà Nội cho biết sau khi có Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, các phường thuộc quận, thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ, đề án trình Chính phủ dự kiến trong tháng 3/2024.
Gia Lâm là cửa ngõ nối thủ đô với tam giác kinh tế vùng Đông Bắc gồm Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh, Gia Lâm, là điểm đến của chiến lược di cư, giải quyết bài toán quá tải hạ tầng nội đô., là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt…
Khi lên quận, Gia Lâm được xác định là đô thị nằm trong khu vực phát triển mở rộng nội đô về phía đông của thủ đô với chức năng chính là phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế gắn với các ngành công nghiệp, công nghệ cao. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo định hướng phát triển công nghiệp gắn với đô thị và dịch vụ.
Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thống di tích văn hóa, lịch sử rất phong phú; làng nghề đặc sắc… sở hữu hàng loạt “cái nhất” ở thủ đô:
CÓ NHIỀU ĐƯỜNG CAO TỐC, QUỐC LỘ… CHẠY QUA BẬC NHẤT THỦ ĐÔ
Địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch, trọng điểm, kết nối các tỉnh, thành trung tâm kinh tế lớn như: quốc lộ 1A kết nối tỉnh Bắc Ninh, quốc lộ 3 mới (Hà Nội – Thái Nguyên), quốc lộ 5 B kết nối với Hưng Yên, TP Hải Phòng, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.
Bên cạnh đó là hệ thống đường thuỷ qua sông Hồng, sông Đuống và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc.
Trước khi lên quận, huyện Gia Lâm đã đầu tư nhiều tuyến đường kết nối để thúc đẩy giao thông thuận tiện, vận chuyển hàng hoá dễ dàng.
Ở khu hữu ngạn sông Ðuống, Gia Lâm có 4 tuyến đường lớn song song với nhau, gồm: Đường đê Long Biên – Xuân Quan, đường 39B (Hà Nội – Hưng Yên), Quốc lộ 17, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5 (cũ) kết nối với Hưng Yên, Hải Phòng.
Ở phía tả ngạn sông Ðuống, Gia Lâm có đường quốc lộ 1 (cũ), cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Từ những trục đường lớn này, Gia Lâm đang tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giao thông khớp nối với tuyến đường liên xã, liên thôn.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, huyện Gia Lâm đầu tư 7.100 tỷ đồng xây dựng 80 km đường giao thông, cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Đến cuối năm 2021, huyện đã đạt chỉ tiêu 10km đường giao thông trên mỗi km2.
Trong tương lai, sẽ có nhiều tuyến đường sẽ mở qua Gia Lâm như Vành đai 3.5, loạt tuyến đường liên xã Cổ Bi, Đông Dư, Bát Tràng, đường gom Quốc lộ 3 trị giá 135 tỷ đồng, đường 179 dọc đê Phù Đổng gần 180 tỷ đồng,…
Đến năm 2030, dự kiến Gia Lâm sẽ có tất cả 9 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống.
Dự kiến giai đoạn 2020 – 2050 sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 1 Ngọc Hồi (Hoàng Mai) – Yên Viên – Như Quỳnh và số 8 Sơn Động (Hoài Đức) – Mai Dịch – Dương Xá đi qua địa phận Gia Lâm.
Hai tuyến metro kết hợp với các tuyến đường trọng điểm, các cây cầu sắp xây sẽ giúp việc lưu thông giữa Gia Lâm với nội đô và các địa phương lân cận trở nên thuận tiện hơn.
CÓ KHU ĐÔ THỊ RỘNG NHẤT THỦ ĐÔ GẦN BẰNG QUẬN HOÀN KIẾM
Sự phát triển của huyện Gia Lâm gắn liền với quá trình đầu tư và xây dựng các dự án bất động sản lớn. Trong đó dự án nổi bật là siêu đô thị Vinhome Ocean Park có diện tích 420 ha, bằng 80% diện tích quận Hoàn Kiếm với tổng mức vốn 3,5 tỷ USD. Nơi đây có hàng chục nghìn căn hộ với các trung tâm thương mại, khu văn phòng, sân thể thao…
Khu đô thị xác lập kỷ lục có “biển hồ nước mặn lớn nhất Việt Nam” với công trình biển hồ nước mặn 6,1ha và kỷ lục “hồ nước ngọt trải cát trắng nhân tạo lớn nhất Việt Nam” với công trình hồ Ngọc Trai 24,5ha.
Trước đó, Gia Lâm cũng là huyện “tiên phong” của Thủ đô trong xây dựng nhà ở xã hội. Khu đô thị Đặng Xá với diện tích 30,6 ha được đưa vào sử dụng từ năm 2013, đến nay đây vẫn là hình mẫu phát triển cho nhiều khu đô thị giá rẻ khác.
Huyện Gia Lâm còn được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng bậc nhất thủ đô, điển hình như: làng gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Kim Lan, may da, dát vàng Kiêu Kỵ, làng nghề thuốc bắc, mứt sen Ninh Hiệp…
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.