Phương Tây nói dân Nga “khốn khó” vì lệnh trừng phạt, giới trung lưu xứ bạch dương tuyên bố không hề hấn gì, vẫn sống tốt mà không cần đồ nước ngoài

Phương Tây nói dân Nga “khốn khó” vì lệnh trừng phạt, giới trung lưu xứ bạch dương tuyên bố không hề hấn gì, vẫn sống tốt mà không cần đồ nước ngoài- Ảnh 1.

Hai vợ chồng Sergei Duzhikov và Maria Tyabut sống tại thị trấn Mytishchi, ngoại ô phía đông bắc Moscow. Đối với gia đình trung lưu như họ, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine dường như không khiến cuộc sống bị đảo lộn.

Cặp đôi này lái xe Trung Quốc, đi nghỉ ở Venezuela và ăn phô mai “Camembert” sản xuất tại Nga. Căn hộ hai phòng ngủ giản dị của họ vừa được cải tạo. Chiếc tủ lạnh do Trung Quốc sản xuất chất đầy thực phẩm Nga. “Từ góc độ cuộc sống thường nhật như gia đình, công việc, giải trí, bạn bè, sở thích, tôi thật sự không cảm thấy tác động của lệnh trừng phạt”, Tyabut, 43 tuổi, nhân viên một công ty mỹ phẩm, chia sẻ.

Sau khi bị phương Tây siết chặt trừng phạt lần đầu năm 2014 vì sáp nhập Crimea, Nga đã tăng tốc sản xuất trong nước và chuyển hướng thương mại sang các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc và nhập khẩu thông qua nước thứ ba.

Điều dễ nhận thấy nhất với người dân Nga là sự biến mất của nhiều thương hiệu phương Tây khỏi siêu thị và các tuyến phố mua sắm. Tuy nhiên, theo Tyabut, không có nhãn hàng nào rời đi khiến cô cảm thấy không thể sống thiếu. “Tôi chưa từng ăn phô mai Camembert Pháp thật nên không có gì để so sánh. Nhưng loại sản xuất trong nước cũng rất ngon”, cô nói.

Phương Tây nói dân Nga “khốn khó” vì lệnh trừng phạt, giới trung lưu xứ bạch dương tuyên bố không hề hấn gì, vẫn sống tốt mà không cần đồ nước ngoài- Ảnh 2.

Từ năm 2022, các chuỗi cửa hàng như McDonald’s đã được thay thế bằng “Vkusno i tochka” (tạm dịch là “Ngon. Thế thôi). Chồng cô, Duzhikov, làm nghề tổ chức tang lễ, chia sẻ: “Tôi không có phàn nàn gì về chất lượng đồ ăn. Bọn trẻ rất thích”.

Tyabut cho biết, thay vì mua sữa chua Danone của Pháp, cô chọn sản phẩm thay thế nội địa. Nhiều mặt hàng phương Tây vẫn có thể nhập qua nước thứ ba tuy giá cao hơn.

Về kỳ nghỉ, gia đình họ chọn du lịch trong nước và các nước Mỹ Latin. Sau khi chiến sự bùng nổ, hầu hết các quốc gia châu Âu đã cắt đường bay trực tiếp với Nga và siết điều kiện nhập cảnh với công dân Nga. Họ từng đến Venezuela – quốc gia cũng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ – và mô tả nơi này là “quốc gia thân thiện, yêu mến người Nga”.

Tuy nhiên, cặp đôi cũng thừa nhận gặp một số trở ngại. Sau một vụ tai nạn cách đây 2 năm, Duzhikov phải chờ 3 tháng để thay phụ tùng chiếc xe Kia do ảnh hưởng từ trừng phạt. Cuối cùng, ông quyết định bán xe Hàn và đổi sang xe Trung Quốc. Tyabut nói thêm rằng một số sản phẩm hàng hóa có phần khan hiếm hơn, nhưng cô không cảm thấy bị thiếu thốn, đặc biệt là với thực phẩm vì có nhiều lựa chọn phong phú.

Kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng mạnh trong năm 2023–2024, chủ yếu nhờ chi tiêu quốc phòng quy mô lớn. Tuy nhiên, đà tăng hiện đã chững lại khi các quan chức cảnh báo nền kinh tế có dấu hiệu quá nóng. Lạm phát vẫn ở mức cao, gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương trong hơn năm qua.

Tuy nhiên, với tổng thu nhập 300.000 rúp/tháng (100 triệu VNĐ), cao gấp ba lần mức lương trung bình một người tại Nga, Tyabut nói gia đình cô không quá lo lắng. “Giá cả đúng là có tăng nhưng không đến mức đáng báo động. Không phải tăng kiểu 3 năm trước mua được 1 kg kiều mạch mà giờ chỉ còn đủ tiền mua 600 gam. Thực chất là giá tăng từ từ”.

Nhìn chung, bất chấp các lệnh trừng phạt nặng nề từ phương Tây, nhiều hộ gia đình trung lưu Nga vẫn cho rằng cuộc sống của họ ổn định nhờ sự thay thế của hàng hóa nội địa, xoay trục thương mại sang phương Đông và tiêu dùng linh hoạt. Dù chịu áp lực giá cả, họ cho rằng mình không “khốn khó” như phương Tây từng dự báo. Với tầng lớp này, các lệnh trừng phạt dường như chỉ là một điều chỉnh nhẹ chứ không phải cú sốc mang tính hệ thống.

Theo Japan Times

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.