Phạt tù cựu nhân viên ngân hàng làm giả hồ sơ mở thẻ tín dụng

Tòa đã tuyên án phạt các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” bao gồm: Ngô Thị Ngọc Lan (sinh năm 1994, cựu nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank) 15 năm tù, Phạm Thị Thanh Nga (sinh năm 1984, ở quận Hà Đông, Hà Nội) 11 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Hương Giang (sinh năm 1977, ở tỉnh Bắc Ninh) 9 năm tù, các bị cáo còn lại bị phạt từ 18 tháng tù đến 8 năm tù.

Theo cáo trạng, năm 2018, Lan từng là nhân viên Ngân hàng VPBank và quen biết Phan Thị Hảo (sinh năm 1989, cựu nhân viên Ngân hàng ANZ). Hảo biết một số ngân hàng có chương trình “đổi thẻ lấy thẻ” với mục đích đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở khách hàng đã có thẻ tín dụng của bất cứ ngân hàng nào. Khách hàng không cần phải chứng minh thu nhập, lịch sử tín dụng. Lợi dụng sơ hở của chương trình, Hảo đã bàn với Lan làm giả hồ sơ xin cấp thẻ tín dụng để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng.

Cả hai thống nhất, Lan có trách nhiệm lấy thông tin khách hàng có đủ điều kiện được cấp/đổi thẻ tín dụng (không tiêu quá 70% hạn mức thẻ) và lấy bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ tín dụng, bảo hiểm y tế… rồi chuyển cho Hảo. Hảo có trách nhiệm tìm người đóng giả khách hàng để ký hồ sơ, tìm người làm giả giấy tờ, tìm nhân viên ngân hàng tư vấn lập hồ sơ đủ điều kiện, chuẩn bị sim điện thoại để nhân viên gọi hỏi kiểm tra thông tin, thuê máy POS để quẹt thẻ tín dụng rút tiền… Với số tiền chiếm đoạt, sau khi trừ các chi phí thì Hảo và Lan mỗi người chia nhau một nửa.

Sau khi bàn bạc, Lan đã tìm và cung cấp thông tin của 4 khách hàng có thể xin cấp thẻ tín dụng cho Hảo. Với thông tin khách hàng có được, Lan đã tìm Phạm Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Hương Giang và đối tượng Hương (chưa rõ lai lịch) đứng tên hợp đồng xin cấp thẻ tín dụng. Nếu thẻ được phát hành thì họ sẽ được hưởng từ 3-5 triệu đồng/thẻ. Nga, Giang và Hương đã đồng ý giúp Hảo, cung cấp ảnh chân dung để làm giả chứng minh nhân dân.

Tiếp đó, Hảo liên hệ với Nguyễn Trọng Nam (sinh năm 1975, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để nhờ làm giả chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu. Khi đã có chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu giả, Hảo lập 3 hồ sơ xin cấp thẻ tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Bank. Do ngân hàng này từ chối cấp thẻ nên Hảo nộp sang Ngân hàng TPBank. Hảo thỏa thuận với nhân viên ngân hàng sẽ trích 15% giá trị thẻ. Ngoài ra Hảo còn gửi hồ sơ xin cấp thẻ tại các ngân hàng khác.

Cáo trạng xác định, từ tháng 1-6/2019, Hảo, Lan và đồng phạm đã làm giả các tài liệu để thực hiện trót lọt 7 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng tại TPBank, Standard Chartered Bank và Công ty tài chính Lotte Finance Việt Nam.

Trong đó, tại TPBank, tháng 2/2019, Hảo lấy ảnh của Giang để làm giả chứng minh nhân dân mang tên Lê Thị Như Hằng với thông tin giả là Hằng làm quản lý của cửa hàng ăn, mức thu nhập 48 triệu đồng/tháng. Sau khi kiểm tra trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhân viên ngân hàng báo khách hàng này có đủ điều kiện mở thẻ. Ngày 25/2/2019, Hảo đưa cho Giang hồ sơ giả và điện thoại Nokia có lắp sẵn sim đã khai báo trong hồ sơ xin cấp thẻ tín dụng để gọi điện cho nhân viên ngân hàng. Với hồ sơ này, Hảo và Giang được phát hành thẻ tín dụng hạng Platinum hạn mức 100 triệu đồng. Sau đó, Hảo đã quẹt thẻ máy POS. Trừ các chi phí, Hảo nhận tiền mặt 87,5 triệu đồng.

Quá trình điều tra, Hảo bị mắc bệnh tâm thần. Do đó, Cơ quan điều tra ra quyết định thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Hảo và tách hành vi của Hảo ra để xử lý sau.

Cơ quan tố tụng xác định, Lan đồng phạm với Hảo làm giả 4 chứng minh nhân dân, 4 sổ hộ khẩu để thực hiện 7 vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 3 ngân hàng và công ty tài chính. Lan đã thu lời bất chính hơn 523 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Hương Giang tham gia 6 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng của 4 ngân hàng; thu lời bất chính 13 triệu đồng. Phạm Thị Thanh Nga đồng phạm làm giả 16 chứng minh nhân dân, thực hiện 16 vụ lừa chiếm đoạt hơn 589 triệu đồng, thu lời bất chính 15 triệu đồng…

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.