Phát triển nhanh, bền vững vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, phải đặt ra mục tiêu, ít nhất đến cuối nhiệm kỳ này, những cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội mà Hội đồng vùng đề xuất đạt được kết quả trong thực tiễn để người dân sớm được thụ hưởng.
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Quyết định số 824, ngày 11/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Hội đồng điều phối vùng là tổ chức liên ngành có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng liên ngành và liên vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng nhanh và bền vững. Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Chủ tịch.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 824 của về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Lần đầu tiên Chính phủ thành lập một Hội đồng vùng và quy định rõ chức năng, cơ chế hoạt động của vùng.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ bao gồm 14 tỉnh, thành phố, có diện tích tự nhiên 95,86 ngàn km2, chiếm 28,9% diện tích cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, đối ngoại và quốc phòng, an ninh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, kinh tế, tài nguyên, nhân văn và con người. Chủ động phát huy, chuyển hóa các lợi thế từ các yếu tố nội tại và bên ngoài trong đó có được từ việc hình thành các động lực mới từ các công trình hạ tầng, dự án trọng điểm cấp quốc gia trên địa bàn vùng mang lại. Từng bước bắt kịp trình độ các vùng phát triển, góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng và hài hòa với các vùng trên địa bàn cả nước. Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở quan trọng, có tính định hướng các quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, nông thôn trên địa bàn vùng bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các địa phương đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong nước, coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng.
“Hội đồng vùng cần tăng cường tương tác, kết nối với nhau để tính toán, lựa chọn đâu là cơ chế thực chất và cần thiết nhất cho liên kết vùng. Nếu chúng ta đề xuất những vấn đề trọng tâm mà được đa số các tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ ủng hộ thì đó sẽ là những dự án trọng điểm, những vấn đề mà Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải tiếp thu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Phải đặt ra mục tiêu, ít nhất đến cuối nhiệm kỳ này chúng ta phải nhìn thấy kết quả trong thực tiễn, người dân sẽ được thụ hưởng khi các cơ chế, chính sách do Hội đồng vùng đề xuất đi vào thực tiễn”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, cần lựa chọn những nội dung, vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ để Hội đồng vùng cùng thảo luận, đưa ra giải pháp và đề xuất các cơ chế chính sách. Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, các tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có nhiều lợi thế riêng nhưng nếu phát triển theo hướng “mỗi nơi làm mỗi kiểu”, không phân biệt cụ thể vai trò, vị trí, chức năng và thế mạnh riêng của mỗi địa phương thì sẽ vô tình triệt tiêu lợi thế của nhau và kìm hãm sự phát triển.
Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng nêu thực trạng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ bao gồm 14 tỉnh, thành phố với hơn 1.716 km đường bộ và gần 2.000 km đường bờ biển nhưng hệ thống giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu liên kết phát triển của các địa phương. Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng đề nghị các địa phương cần ngồi lại với nhau đề xác định rõ lợi thế riêng của mỗi nơi, chọn vấn đề để hỗ trợ, liên kết phát triển.
“Tôi đề xuất trước mắt 3 địa phương là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế cần ngồi bàn lại với nhau về phát triển du lịch. Vì thực tế cho thấy, khách du lịch khi đến thành phố Đà Nẵng thì họ muốn đến tham quan tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế nên rất cần thiết xây dựng chuỗi liên kết du lịch 3 địa phương. Để làm được điều này thì phải làm tốt kết nối giao thông 3 địa phương này. Cần có kết nối về đường sắt vì khách du lịch đi đường sắt họ thường thích hơn”, ông Nguyễn Văn Quảng nêu ý kiến.
Nhiều ý kiến cho rằng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển, chiếm 60% bờ biển cả nước, có 11 trong 18 khu kinh tế ven biển của cả nước. Đây là cửa ngõ ra biển cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối Hành lang Kinh tế Đông – Tây với tuyến đường hàng hải quốc tế. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ cần tập trung nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đó là: Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc – Nam, các hành lang kinh tế Đông – Tây, các vành đai kinh tế ven biển. Vùng cần tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển.
“Với các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cảng biển nước sâu thì các địa phương trong vùng cần thảo luận, góp ý xem làm sao để liên kết, phát huy được lợi thế này để khai thác hiểu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển. Quan tâm công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.