Những khu vực đang được định hướng trở thành 3 thành phố trực thuộc TP. HCM có gì đặc biệt?

Những khu vực đang được định hướng trở thành 3 thành phố trực thuộc TP. HCM có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Ảnh: Bất động sản khu Nam Sài Gòn

3 thành phố trong TP. HCM được đề xuất là thành phố Nam Sài Gòn, thành phố Củ Chi và thành phố Cần Giờ.

Nam Sài Gòn

Khu Nam Sài Gòn khi lên thành phố được định hướng sẽ là đô thị công nghệ và sinh thái nước, trọng tâm là đô thị sáng tạo, kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí.

Khu Nam Sài Gòn được phê duyệt quy hoạch vào năm 1994 với diện tích 2.975 ha, bao gồm phần đất thuộc địa bàn các quận 7, 8 và huyện Bình Chánh dọc theo trục đường Nguyễn Văn Linh.

Là cửa ngõ phía Nam của TP, cơ sở hạ tầng của khu Nam được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Sự phát triển của khu đô thị mới này bắt đầu từ năm 1996, khi tập đoàn Phú Mỹ Hưng đầu tư xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh.

Những khu vực đang được định hướng trở thành 3 thành phố trực thuộc TP. HCM có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, dài gần 18 km, con đường huyết mạch này đã kết nối hệ thống giao thông các quận cũng như giữa TP. HCM và các tỉnh ĐBSCL. Vào năm 2022, đại lộ được mở rộng từ 6 lên 10 làn xe, góp phần xóa bỏ các điểm đen ùn tắc.

Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường được mở rộng, xây mới, công trình hơn 30.000 tỷ đồng giúp TP. HCM kết nối liên vùng (cao tốc Bến Lức – Long Thành) cũng đang được gấp rút triển khai.

Được định vị trở thành đặc khu kinh tế ở phía Nam, khu Nam Sài Gòn đã đẩy mạnh phát triển cảng biển và hoạt động thương mại. Hiện, khu  vực này sở hữu 2 khu công nghiệp tầm cỡ gồm khu đô thị – cảng Hiệp Phước, đô thị cảng biển lớn bậc nhất Đông Nam Á với quy mô hơn 3.900 ha và khu chế xuất Tân Thuận 300 ha.

Củ Chi

Củ Chi được kỳ vọng sẽ trở thành đô thị dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp, sản xuất công nghiệp hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh thái môi trường.

Huyện Củ Chi thuộc phía Tây Bắc TP. HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 33km. Vị trí của huyện này rất đặc biệt do có sông Sài Gòn chảy qua phía Đông huyện tạo thành ranh giới tự nhiên giữa TP. HCM với tỉnh Bình Dương.

Những khu vực đang được định hướng trở thành 3 thành phố trực thuộc TP. HCM có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Huyện có diện tích 434,77 km2. Vùng đất Củ Chi phát triển cả về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Được xây dựng một phần trên xã Tân An Hội và xã Trung Lập Hạ, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (387 ha) thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98%. Các khu công nghiệp khác như Tân Phú Trung (542 ha), khu công nghiệp Cơ khí ô tô (100 ha), khu công nghiệp Đông Nam (342,5 ha) cũng thu hút hàng trăm nghìn lao động.

Củ Chi cũng là huyện có đất nông nghiệp lớn thứ nhì ở TP. HCM, chỉ sau Cần Giờ.

Cần Giờ

Cần Giờ được định hướng sẽ là thành phố du lịch sinh thái, trung tâm kinh tế biển. 

Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP. HCM, nằm về phía đông nam và cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km theo đừng chim bay, nằm giữa hai cửa sông chính là sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp.

Những khu vực đang được định hướng trở thành 3 thành phố trực thuộc TP. HCM có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Cần Giờ có diện tích tự nhiên là 704,45 km2, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên của TP. HCM. Diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ trên 33.000 ha, chiếm trên 45% diện tích tự nhiên của huyện, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tính đến tháng 12/2021, toàn huyện có 19.319 hộ dân với 76.485 nhân khẩu, mật độ dân cư thưa và phân bố không đều.

Mặc dù tách biệt, Cần Giờ có vị trí chiến lược đặc thù khi giáp với các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và là cửa ngõ ra Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và các loại hình dịch vụ.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.