Nhựa Bình Minh (BMP) muốn dốc hết lợi nhuận chia cổ tức, cổ phiếu “bốc đầu” lên đỉnh, đại gia Thái Lan “lãi đơn lãi kép” sau 6 năm thâu tóm
CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu 5.540 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.030 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thực hiện năm ngoái. Nếu hoàn thành kế hoạch, Nhựa Bình Minh sẽ có năm thứ 2 liên tiếp lãi trên nghìn tỷ.
Năm 2023 vừa qua, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt xấp xỉ 5.200 tỷ đồng, giảm gần 11% so với năm 2002. Lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 1.041 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2022. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp này mới thực hiện khoảng 82% kế hoạch doanh thu nhưng đã vượt xa mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
HĐQT Nhựa Bình Minh đề xuất dùng 99% lợi nhuận sau thuế năm 2023 để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Tương ứng, doanh nghiệp dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ lên đến 126% (01 cổ phiếu nhận 12.600 đồng). Nhựa Bình Minh đã tạm ứng cổ tức đợt 1 tỷ lệ 65% vào cuối năm ngoái. Nếu được cổ đông thông qua, doanh nghiệp này sẽ còn một đợt chia cổ tức với tỷ lệ 61%.
Với gần 81,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhựa Bình Minh dự kiến sẽ chi thêm 500 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt 2/2023. The Nawaplastic Industries (Saraburi) – một thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan sẽ “bỏ túi” khoảng 275 tỷ đồng do nắm quyền chi phối đến 55% cổ phần tại doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam.
Về chính sách cổ tức 2024, Nhựa Bình Minh dự kiến sẽ giành tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế năm 2024 để chia cổ tức. Trên thực tế, nhiều năm trở lại đây, doanh nghiệp này đều “dốc” gần như toàn bộ lợi nhuận đạt được trong năm để chi trả cổ tức bằng tiền. Cổ đông Nhựa Bình Minh đương nhiên là những người được hưởng lợi, trong đó Nawaplastic “bỏ túi” nhiều nhất.
Ước tính, “đại gia” Thái Lan có thể thu về hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức từ khi trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh hồi tháng 3/2012 (hoàn tất thâu tóm vào tháng 3/2018 sau khi “ôm” trọn lô cổ phiếu BMP từ đợt thoái vốn của SCIC). Không chỉ “vớ bẫm” cổ tức, thành viên của Tập đoàn SCG còn được hưởng niềm vui kép khi cổ phiếu BMP liên tục tăng mạnh lên lập đỉnh mới.
Trong chưa đầy 4 tháng trở lại đây, cổ phiếu BMP đã tăng khoảng 35% qua đó lên lập đỉnh mới quanh mức 120.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường cũng theo đó lập kỷ lục gần 10.000 tỷ. Tương ứng, khoản đầu tư này của Tập đoàn SCG hiện có giá trị thị trường lên đến hơn 5.500 tỷ trong khi số tiền chi ra cho thương vụ thâu tóm chỉ vào khoảng 2.800 tỷ đồng.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.