Nhóm BRICS bao gồm cả Trung Quốc và Nga làm được gì những năm qua mà hứa hẹn đối trọng phương Tây, tạo ra chấn động thế giới?

Khi nhóm này được chính thức hoá và thể chế hoá, nhiều quan điểm trái chiều xuất hiện. Một số người sợ nhóm này sẽ tạo ra những tác động tiêu cực. Một số khác lạc quan hơn thì cho rằng lãnh đạo ở các quốc gia phương Đông vượt trội hơn so với ở Anh và Mỹ.

Cho dù ra sao, tin tức về việc một số quốc gia như Ai Cập, Iran, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ… nộp đơn xin gia nhập BRICS đang khiến chính phủ phương Tây lo ngại.


BRICS là gì?

Chuyên gia kinh tế Jim O’Neil là cựu chủ tịch của Goldman Sachs Asset Management và cựu Bộ trưởng Tài chính Anh. Ông đã đặt tên cho nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc qua một bài viết năm 2001.

Vào tháng 7/2006, các nhà lãnh đạo của 4 quốc gia thuộc BRIC lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ không chính thức tại Nga, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G8. Sau một loạt các cuộc họp, Hội nghị Thượng đỉnh BRIC lần thứ nhất đã được tổ chức tại Yekaterinburg, Nga vào ngày 16/6/2009.

Đến tháng 9/2010, nhóm BRIC được đổi tên thành BRICS sau khi Nam Phi chính thức gia nhập làm thành viên. Theo đó, Nam Phi đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 3 tại Tam Á, Trung Quốc vào ngày 14/4/2011.

BRICS là một nhóm quan trọng quy tụ các nền kinh tế lớn mới nổi trên thế giới. Theo báo cáo được công bố trên Countercurrents.org trích dẫn dữ liệu từ Acorn Macro Consulting, chỉ riêng nhóm này cũng đã chiếm 41% dân số thế giới, gần 31,5% GDP toàn cầu và hơn 16% thị phần thương mại thế giới.

Các nước BRICS đã là động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm qua. Suốt một khoảng thời gian, họ đã cùng nhau thảo luận về các vấn đề quan trọng theo 3 cột trụ là an ninh chính trị, kinh tế – tài chính và giao lưu nhân dân. Tham vọng của nhóm này là sử dụng sức mạnh chung để đối trọng với phương Tây.

Các nhà lãnh đạo 5 quốc gia thành viên BRICS. Ảnh: Wikipedia


Thành tựu của BRICS những năm qua

BRICS đã mang về nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên. Nhóm này cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, diễn đàn tập trung vào các vấn đề chung như kinh tế, an ninh quốc gia và sức khoẻ cộng đồng.

Vào năm 2022, để giải quyết các vấn đề giảm nghèo và an ninh lương thực, các nước BRICS đã đồng ý thành lập một cơ chế thường niên. Đó là Diễn đàn Nông nghiệp và Phát triển Nông thông BRICS.

Đối với các vấn đề an ninh quốc gia và xuyên quốc gia, BRICS luôn mở các kênh liên lạc. Kể từ năm 2009, cố vấn an ninh quốc gia của các nước thường xuyên gặp gỡ nhau. Năm 2016, trước Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, người đứng đầu cơ quan chống ma túy của các nước đã có cuộc thảo luận và thành lập một nhóm làm việc chống ma túy.

Nhiệm vụ quan trọng của các nước BRICS là đưa ra các ý tưởng cũng như kế hoạch phát triển – hợp tác thông qua Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Hợp tác kinh tế là nền tảng của cơ chế BRICS.

BRICS đã thực hiện tốt lời hứa năm 2012 tại Hội nghị thượng đỉnh Delhi về việc thành lập các tổ chức tài chính mới. Ngân hàng Phát triển mới (NDB) đã được ra đời. Ngân hàng này có mục tiêu huy động các nguồn lực tài chính chính cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển bền vững ở các nước thành viên BRICS cũng như các nền kinh tế mới nổi khác.

Các quốc gia BRICS cũng đạt được hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và công nghệ, ví dụ như tổ chức Liên hoan phim BRICS. Vào tháng 5 năm 2022, các quốc gia BRICS cũng đã thành lập một ủy ban chung về hợp tác không gian.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 11 vào tháng 11 năm 2019 tại Brasilia. Ảnh: Segio Lima/AFP/Getty Images.

Song, chính cha đẻ Jim O’Neill của tên gọi BRICS cho rằng nhóm này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, ngoại trừ Trung Quốc. Ông nhận xét rằng thành tích của Trung Quốc là nổi trội hơn cả. Động lực kinh tế của Ấn Độ đang chững lại trong những năm gần đây. Trong khi đó, Nga và Brazil đã có 10 năm đầu tốt đẹp, nhưng nửa sau lại không đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Nam Phi cũng phải đối diện với nhiều bất ổn nội bộ.

Tóm lại, nếu vị thế của Mỹ bị xói mòn trong tương lai, khối BRICS sẽ cần phải thống nhất hơn, để có thể phát huy vai trò tích cực trong việc phát triển toàn cầu.


Tổng hợp

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.