Nhờ trái cây đặc sản, một tỉnh kiếm 6.800 tỷ đồng chỉ trong hai tháng

“Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song mùa vụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã khép lại thành công. Đây là năm tuy không phải có sản lượng cao nhất nhưng có tổng giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ lớn nhất từ trước đến nay”, đoạn mở đầu của bài viết trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang viết.

Theo đó, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt trên 201.600 tấn, tăng trên 21.600 tấn so với kế hoạch. Giá trị doanh thu từ vải thiều và từ các dịch vụ phụ trợ ước đạt khoảng trên 6.876 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt khoảng trên 4.658 tỷ đồng, tăng hơn 247 tỷ đồng so với năm 2022; doanh thu từ dịch vụ phụ trợ ước đạt 2.218 tỷ đồng. 

Vải thiều của tỉnh này được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh ước đạt khoảng gần 111.200 tấn, chiếm trên 55,1% so với tổng sản lượng tiêu thụ.

Sản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt gần 90.500 tấn, chiếm khoảng gần 44,9 %. Sản lượng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, với tỷ trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu chiếm trên 98% tổng sản lượng xuất khẩu; còn lại được xuất khẩu sang các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, EU, Thái Lan, UAE, Qatar và một số nước khu vực Trung Đông và khu vực Đông Nam Á… 

“Từ những kết quả trên cho thấy, các thị trường xuất khẩu tiếp tục được giữ vững ổn định (với trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ); thị trường truyền thống Trung Quốc tiếp tục được giữ vững, đóng vai trò trụ cột và tạo động lực lan tỏa xuất khẩu sang các thị trường khác”, trang tin của tỉnh Bắc Giang nhận định.

Nhờ trái cây đặc sản, một tỉnh kiếm 6.800 tỷ đồng chỉ trong hai tháng - Ảnh 1.

Giá trị doanh thu từ vải thiều và từ các dịch vụ phụ trợ của Bắc Giang ước đạt khoảng trên 6.876 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.

Chỉ riêng huyện Lục Ngạn (của tỉnh Bắc Giang), tổng diện tích vải thiều là hơn 17,3 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 128 nghìn tấn (tăng khoảng 2 nghìn tấn so với năm 2022).

Diện tích vải thiều áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hơn 13,3 nghìn ha (tăng 396 ha so với năm 2022), chiếm 77% tổng diện tích. Toàn huyện đã tiêu thụ hết sản lượng vải thiều.

Tổng giá trị sản xuất vải thiều của huyện đạt 3.324 tỷ đồng, trong đó tiêu thụ nội địa 890 tỷ đồng, xuất khẩu 2.434 tỷ đồng. Ước có khoảng 230.000 lượt khách đến tham quan, du lịch trải nghiệm vào mùa vải chín (khoảng 225 nghìn lượt khách trong nước và 5.000 lượt khách nước ngoài), tăng 130.000 lượt so với năm trước.

Huyện Lục Ngạn tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện và đoàn công tác đi xúc tiến, nắm bắt thị trường để thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trọng điểm là thị trường miền Nam, các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và tại tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).

Hồi tháng 6, quả vải thiều Bắc Giang đã xuất hiện tại thị trường Mỹ. Giá bán khi đó là 14-15 USD mỗi pound, tương đương khoảng 780.000 đồng mỗi kg.

Những quả vải thiều tươi đầu tiên từ Bắc Giang được bày bán ở các siêu thị như Hong Kong, Tân Bình, Việt Hoa, Linda’s Tropical Fruits, Ca Mau tại Houston, Texas. Giá bán lẻ cho khách hàng là 14-15 USD mỗi pound, hoặc 140 USD cho gói 11 pound (5 kg), tương đương 3,2 triệu đồng.

Theo đó, đây là số vải thuộc lô hàng 1,08 tấn vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên của mùa vụ năm nay được bán tại thị trường này, theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ. Sản phẩm được cung cấp bởi Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn cầu tại Lục Ngạn và nhập khẩu bởi LNS International Corporation.

Trước đây, vải thiều Việt Nam đến Mỹ theo diện hàng đông lạnh. Từ năm 2020, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận thấy nhu cầu vải tươi và kết nối các nhà xuất – nhập khẩu hai nước để làm việc với cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) tìm hiểu quy trình xuất vải tươi.

Tuy nhiên, các năm gần đây, vải tươi từng được thử nghiệm đưa sang Mỹ nhưng không được thông quan và bán ra thị trường do vướng một số quy định về kiểm dịch. Năm ngoái, LNS cũng từng định đưa vải sang nhưng phía Việt Nam và Mỹ lại không kịp thống nhất quy chuẩn bao gói.

Cũng nằm trong nỗ lực xuất khẩu vải thiều Bắc Giang, hồi giữa tháng 6, tại ga liên vận quốc tế Kép, chuyến tàu đầu tiên chở vải thiều Lục Ngạn gồm 3 toa hàng, với 56 tấn được khởi hành vận chuyển đi xuất khẩu.

Việc vận chuyển vải thiều huyện Lục Ngạn xuất khẩu bằng đường sắt tại ga Kép mở ra một kênh vận tải mới, một hướng đi mới thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân và người sản xuất vải thiều.

Việc xuất khẩu vải thiều bằng đường sắt giảm thiểu được khoảng cách quãng đường, thời gian, chi phí và các thủ tục hành chính về hải quan, kiểm dịch, đồng thời giảm tải áp lực sự phục thuộc vào hoạt động vận chuyển, xuất khẩu bằng hệ thống đường bộ qua các cửa khẩu như hiện nay. 

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.