Nhiệm vụ quan trọng là sớm hoàn thành cao tốc Bắc-Nam

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, năm 2022, Bộ GTVT đã quyết liệt thực hiện hiệu quả các dự án, công trình hạ tầng giao thông. Đây được cho là một trong những “điểm sáng” trong năm qua. Năm 2023, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1, đẩy nhanh tổ chức thi công cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 vừa khởi công và hoàn thành theo đúng tiến độ cam kết.

PV: Năm 2022 đã qua, ông đánh giá thế nào về những kết quả của ngành GTVT đã đạt được?

Ông Nguyễn Danh Huy: Năm 2022, ngành GTVT thực hiện nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh có nhiều thách thức khi tình hình thế giới biến động nhanh, khó dự báo và chưa có tiền lệ.

Ở trong nước, tình hình thiên tai, lũ lụt, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp gặp khó khăn… ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của ngành GTVT nói riêng.

Bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, Quốc hội, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ và cán bộ, công chức ngành GTVT đã nỗ lực, quyết tâm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và các nhiệm vụ trọng tâm khác của ngành.

Tính trong năm 2022, Bộ GTVT đã khởi công 18 dự án, hoàn thành 22 dự án, trong đó có nhiều dự án động lực, quy mô lớn. Đặc biệt, chỉ sau chưa đầy 1 năm với cách chỉ đạo mới, cách làm mới đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 để khởi công đồng loạt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ GTVT: Nhiệm vụ quan trọng là sớm hoàn thành cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 1.

Nhà thàu Cienco4 đang thi công hầm Thần Vũ của dự án cao tốc Bắc-Nam, đoạn qua Nghệ An.

Hoạt động vận tải khởi sắc trên cả 5 lĩnh vực. Đến hết 31/12/2022, so với cùng kỳ, khối lượng hàng hóa tăng 23,7%; khối lượng vận chuyển hành khách tăng 52,8%. Trong đó, vận tải hành khách ngành hàng không và đường sắt tăng trưởng 3 con số…

Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.

Theo Tạp chí Lloyd’s List của Anh, trong bảng xếp hạng 100 cảng container năm 2022 có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới, Việt Nam có 3 cảng lọt trong top này gồm: Lạch Huyện (Hải Phòng), Cát Lái (TP.HCM) và Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).

PV: Được biết, “điểm sáng” trong năm 2022 là ngành GTVT đã giải ngân đạt kỷ lục, lên tới hơn 55.000 tỷ đồng. Việc này đã được Bộ GTVT thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Danh Huy: Ngay từ đầu năm 2022, Bộ GTVT đã tập trung phân bổ chi tiết toàn bộ số vốn được giao khoảng 55.051 tỷ đồng (trong đó, giao đầu năm 50.328 tỷ đồng, giao bổ sung 4.723 tỷ đồng vào tháng 10/2022).

Thứ trưởng Bộ GTVT: Nhiệm vụ quan trọng là sớm hoàn thành cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 2.

Tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận đưa vào khai thác giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa TPHCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Việc phân bổ cho các nhiệm vụ, dự án đúng quy định, phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác điều hành kế hoạch được thực hiện linh hoạt, kịp thời nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, quản lý kế hoạch chi tiết tới từng dự án. Quan trọng hơn cả là quyết tâm, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức ngành GTVT trên mọi công trường thi công.

Tính đến 31/12/2022, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT lên đến 47.905 tỷ, đạt khoảng 87% kế hoạch (gồm cả phần vốn được giao bổ sung tháng 10/2022). Dự kiến hết năm tài chính, khối lượng giải ngân sẽ đạt 95,7% tổng kế hoạch được giao. Với kết quả này, Bộ GTVT tiếp tục là một trong những bộ, ngành có tiến độ giải ngân cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

PV: Trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, ngành GTVT “phải tiêu” khoảng 368.000 tỷ đồng. Vậy, năm 2023 Bộ GTVT phải giải ngân số tiền này như thế nào. Đặc biệt là với cao tốc Bắc -Nam?

Ông Nguyễn Danh Huy: Năm 2023, Bộ GTVT đăng ký kế hoạch khoảng hơn 71.000 tỷ đồng nhưng tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước tới nay với tổng số vốn lên tới 94.161 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ và thách thức vô cùng lớn.

Thứ trưởng Bộ GTVT: Nhiệm vụ quan trọng là sớm hoàn thành cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 3.

Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái là một trong những tuyến cao tốc đẹp và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Để làm được việc này, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT cũng rất cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ngay trong quyết định giao kế hoạch năm, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch, đặc biệt là công tác phân khai dự toán chi để bảo đảm thủ tục giải ngân ngay; Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng, quý; Phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án; Thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch thực hiện của từng dự án để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế; Chủ động đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Khẩn trương hoàn thiện thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước khi có khối lượng được nghiệm thu…

Bộ GTVT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp điều hành đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Ngay từ những ngày đầu năm, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có cuộc họp quán triệt tới toàn thể các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, nhà đầu tư phải tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh thi công, làm việc xuyên Tết trên tất cả các công trường dự án trọng điểm, đặc biệt phải tổ chức thi công ngay các gói thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025 vừa khởi công.

Trong đó, 7 dự án (Mai Sơn – QL45, QL45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Nha Trang – Cam Lâm, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2) sẽ được hoàn thành trong năm 2023. Năm 2024 sẽ tiếp tục hoàn thành 2 dự án thành phần còn lại (Diễn Châu – Bãi Vọt và Cam Lâm – Vĩnh Hảo).

Thứ trưởng Bộ GTVT: Nhiệm vụ quan trọng là sớm hoàn thành cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các bộ ngành bấm nút khởi công đồng thời 12 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Đối với dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025, bên cạnh 12 gói thầu đã được khởi công, 13 gói thầu còn lại phấn đấu hoàn thành ký kết hợp đồng với nhà thầu, đảm bảo điều kiện khởi công trước ngày 30/1/2023.

Bộ GTVT sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng của các dự án, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm. Coi việc đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế, dự toán.

PV: Nhiệm vụ chính của ngành GTVT năm 2023 là gì, Bộ GTVT có kế hoạc thế nào để hoàn thành kế hoạch đề ra?

Ông Nguyễn Danh Huy: Như Bộ trưởng Bộ GTVT từng xác định, năm 2023 là năm bản lề có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch Covid-19.

Điều này đòi hỏi toàn ngành GTVT phải tiếp tục phát huy tinh thần truyền thống đi trước mở đường, vượt nắng thắng mưa, đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, chủ động vượt qua mọi khó khăn.

Trên cơ sở đó, mục tiêu Bộ GTVT đề ra trong năm mới là hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công 23 dự án, hoàn thành 29 dự án.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động vận tải trong nước, tập trung phục hồi vận tải quốc tế đặc biệt phục hồi các đường bay quốc tế, vận tải liên vận đường sắt. Phấn đấu sản lượng vận tải năm 2023 về hàng hóa tăng khoảng 7%, hành khách tăng khoảng 8% so với năm 2022.

Thứ trưởng Bộ GTVT: Nhiệm vụ quan trọng là sớm hoàn thành cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 5.

Cao tốc Bắc-Nam đang được đẩy nhanh thi công.

Về bảo đảm trật tự ATGT, mục tiêu năm 2023 là tiếp tục kéo giảm TNGT từ 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2022.

PV: Từ kinh nghiệm những năm trước, để ngành GTVT thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ trên là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Danh Huy: Từ thực tiễn triển khai nhiệm vụ năm 2022, ngành GTVT rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Một là, phải bám sát các kết luận nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tổ chức quán triệt, lan tỏa sâu rộng đến từng cán bộ, công chức, viên chức để tạo ra bằng được hiệu ứng “Tiền hô, hậu ủng, nhất hô bá ứng” như lời đồng chí Tổng Bí thư đã nói.

Hai là, quá trình chỉ đạo điều hành phải đảm bảo kỷ cương, linh hoạt, sâu sát, quyết liệt, hiệu quả; Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân tất cả các chủ thể trong từng việc, từng khâu.

Ba là, nhiệm vụ đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành trung ương, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các địa phương, sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp.

Bốn là, tăng cường năng lực phân tích, dự báo; các nhiệm vụ của ngành phải được chủ động triển khai từ những ngày đầu, tháng đầu, với phương châm “từ sớm, từ xa”; đi đôi với việc triển khai thực hiện, cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát.

PV: Xin cảm ơn ông!


Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.