“Nhắm” du lịch làm động lực cho tăng trưởng kinh tế
Trong khó khăn vẫn có cơ hội
Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng cao.
Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho biết, quý I/2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt người, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước và đây là số lượng khách vào nước ta trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Cũng theo Cục Thống kê, doanh thu du lịch lữ hành quý I/2025 ước đạt 21.500 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu quý I/2025 của một số địa phương tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Điển hình là Hà Nội tăng 23,5%; Đà Nẵng tăng 22,1%; Quảng Ninh tăng 20,9%; Bình Dương tăng 19,3%; TP. Hồ Chí Minh tăng 15,1%; Hải Phòng tăng 9,1%…
Trước đó, theo thống kê, năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 17,6 triệu lượt, tăng 39%; khách nội địa đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023. Đến năm 2025, nước ta chủ trương tăng tốc phát triển du lịch và dự kiến đón 22 – 23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 130 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch tăng trưởng 12 – 13% so với năm 2024. Thông qua đó tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên.
Trao đổi với phóng viên VTV Times xung quanh câu chuyện về cơ hội và thách thức của kinh tế du lịch Việt Nam thời gian tới, ông Nguyễn Danh Trường – Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Không Kinh Bắc chia sẻ, thực tế cho thấy, du lịch Việt Nam đã phục hồi rất tốt sau “bão” dịch và từ đầu năm đến nay, nhiều yếu tố quan trọng là nền tảng để kinh tế du lịch cất cánh như hạ tầng, khả năng tiếp cận thị trường, dòng vốn đầu tư, khoa học công nghệ, chuyển đổi số ngành du lịch…đều chuyển biến rất tích cực.

Phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy nhiên, ông Trường cho hay, trong bối cảnh căng thẳng thương mại liên tục leo thang, kinh tế du lịch không thể không bị ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể là sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch, sức mua và tâm lý tiêu dùng của du khách. “Tôi cho rằng, đây cũng là điểm “chờ” để doanh nghiệp ngành du lịch rà soát, đánh giá lại thực lực cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn hay lợi thế để tập trung vào tái cơ cấu, đổi mới chính mình phù hợp với yêu cầu mới, chuẩn bị tốt hơn cho sự phát triển trong tương lai.
Dưới góc độ chuyên gia, theo ông Nguyễn Quốc Hiếu, các doanh nghiệp du lịch cần tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh thực hiện quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, mở nhiều “lối đi” mới để đón khách quốc tế đến nước ta. Chúng ta cần hướng đến việc tăng tốc phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao, ổn định và bền vững.
Dồn nguồn lực để phát triển kinh tế du lịch, đóng góp cho tăng trưởng đất nước
Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á vừa công bố ngày 10/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, lĩnh vực dịch vụ Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2025, nhờ gia tăng du lịch trong nước và quốc tế cũng như các ngành công nghiệp công nghệ.
Năm nay, Chính phủ xác định tập trung phát triển ngành du lịch, tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên, góp phần tăng tốc, bứt phá, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng hai con số ở các giai đoạn tiếp theo, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 34/CĐ-TTG về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các thị trường khách quốc tế trọng điểm của Việt Nam năm 2025 như Úc, Mỹ… dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, Nga và Ấn Độ cũng là những thị trường tiềm năng. Nếu các xung đột quốc tế lắng dịu, quan hệ giữa Nga và Mỹ ấm lên, lượng khách Nga đến Việt Nam sẽ tăng đáng kể.
Trong đó, bên cạnh việc yêu cầu bộ ngành liên quan đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, Thủ tướng còn yêu cầu chủ động nâng cao hiệu quả liên kết xây dựng và triển khai các chương trình kích cầu du lịch gắn với các gói sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp cụ thể, bảo đảm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược, có trách nhiệm với môi trường đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các khu du lịch quốc gia, các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm.
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu phát triển các loại hình, sản phẩm dịch vụ đang được quan tâm như: du lịch sức khỏe, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trăng mật, du lịch golf,…Tăng cường liên kết để phát huy hiệu quả thế mạnh, lợi thế khác biệt, nổi trội của từng địa phương, từng vùng trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng; tăng cường kết nối sản phẩm với thị trường, chú trọng gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm du lịch. Thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch, tiêu dùng du lịch gắn với “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm văn hóa, nông nghiệp, công nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh.
Ngoài ra, để du lịch Việt Nam bắt kịp xu thế thời đại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phát triển du lịch thông minh. Ngành Du lịch ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch; phát triển du lịch thông minh; Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch…/.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.