Nga sẽ “buông” 300 tỉ USD để tái thiết Ukraine?

Reuters ngày 21-2 dẫn 3 nguồn tin cho biết Nga có thể thực hiện bước đi trên nhưng nhấn mạnh một phần số tiền này sẽ được chi cho các khu vực mà lực lượng Nga kiểm soát ở Ukraine.

Hai nguồn tin tiết lộ điều quan trọng là phải thảo luận về các công ty nào sẽ nhận được hợp đồng tái thiết trong tương lai. Một nguồn tin khác cho hay Nga vẫn sẽ yêu cầu dỡ bỏ lệnh đóng băng tài sản như một phần của việc nới lỏng lệnh trừng phạt từ từ.

Các quan chức Nga nhiều lần cảnh báo việc tịch thu tài sản của nhà nước đi ngược lại các nguyên tắc của thị trường tự do, hủy hoại an ninh ngân hàng và làm xói mòn niềm tin vào các loại tiền tệ dự trữ. 

Để trả đũa, Nga đã soạn thảo dự luật tịch thu tiền từ các công ty và nhà đầu tư từ các nước bị coi là không thân thiện, những nước đã áp dụng lệnh trừng phạt Moscow. Dự luật này vẫn chưa được Hạ viện Nga bỏ phiếu.

Nga sẽ "buông" 300 tỉ USD để tái thiết Ukraine?- Ảnh 1.

Cơ sở hạ tầng của Ukraine bị thiệt hại nặng sau các cuộc không kích của lực lượng Nga. Ảnh: AA

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, Mỹ và các đồng minh đã cấm các giao dịch với ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính của Nga, đóng băng 300-350 tỉ USD tài sản có chủ quyền của Nga, chủ yếu là trái phiếu chính phủ châu Âu, Mỹ và Anh.

Một ý tưởng đang được đưa ra ở Moscow là Nga có thể đề xuất sử dụng một phần lớn tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine như một phần của thỏa thuận hòa bình tiềm tàng. Một năm trước, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính hoạt động tái thiết và phục hồi ở Ukraine sẽ tốn khoảng 486 tỉ USD.

Nhóm G7 tuyên bố vào năm 2023 rằng các tài sản có chủ quyền của Nga vẫn bị đóng băng cho đến khi nước này trả tiền cho thiệt hại mà họ gây ra ở Ukraine.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina hôm 20-2 khẳng định cơ quan này không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt hoặc phá băng tài sản của Nga.

Điện Kremlin, Bộ Ngoại giao Ukraine và Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin trên.

Nhà phân tích chính của tổ chức Renaissance Capital Oleg Kouzmin chỉ ra những khác biệt giữa Mỹ và châu Âu – nơi kiểm soát hầu hết tài sản bị đóng băng của Nga – sẽ làm phức tạp thêm quá trình dỡ bỏ lệnh đóng băng. Điều này đòi hỏi châu Âu phải hoàn toàn ủng hộ lập trường hiện tại của Mỹ nhằm đối thoại với Nga. 

Trong khi đó, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Anitta Hipper lưu ý “không thể quyết định về Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) mà không có sự tham gia của Ukraine và EU”.

Những yêu cầu chính của Nga nhằm chấm dứt giao tranh bao gồm Ukraine rút lực lượng khỏi các khu vực mà Nga đang kiểm soát ở Ukraine, đồng thời chấm dứt tham vọng gia nhập NATO. 

Ngược lại, Ukraine đòi Nga phải rút quân khỏi lãnh thổ của mình và muốn phương Tây đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Ukraine có những mục tiêu “ảo tưởng và phi thực tế”.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.