Mùi ‘khó ngửi’ của món đặc sản đường phố từng là mặt hàng thiết yếu chỉ sau khẩu trang trong đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc
Một trong “Tam thối” của Trung Quốc
Bún ốc Liễu Châu xuất phát từ thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Mặc dù có tên gọi là bún ốc nhưng thực tế một bát bún ốc Liễu Châu thường không có sự góp mặt trực tiếp của ốc, mà người ta chỉ sử dụng ốc để tạo ra hương vị cho phần nước dùng của món ăn này.
Một bát bún ốc Liễu Châu thường là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu địa phương như măng chua, đậu đũa muối chua, lạc rang, váng đậu, rau… người ta cũng có thể thêm vào nhiều nguyên liệu khác tùy sở thích như nấm hương, tôm… Sau khi sắp xếp các nguyên liệu vào bát, phần nước dùng có mùi khá nồng, cay nóng và chua nhẹ sẽ được chan vào để tạo thành một bát bún ốc Liễu Châu hoàn chỉnh.
Đặc trưng của bún ốc Liễu Châu chính là mùi hương có một không hai, được miêu tả gần giống sầu riêng, nồng nặc đến mức ám mùi lên toàn bộ không gian xung quanh. Chính điều này đã khiến món ăn này được coi là một trong “Tam thối” của Trung Quốc, bên cạnh đậu phụ thối và cá quế hôi. Những người ăn được thì rất thích mùi hương này, nhưng số khác lại không chịu được, cho rằng món ăn nên được xếp loại “vũ khí sinh học”.
Trong cuốn sách “Bún ốc Liễu Châu” do Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Tây xuất bản có ghi chép: “Có vô số truyền thuyết về nguồn gốc của món bún ốc, nhưng câu chuyện đáng tin cậy nhất trong truyền thuyết là: vào khoảng 30 đến 40 năm trước, cuộc sống về đêm của Liễu Châu dần hồi phục, chợ đêm dần thịnh vượng, người dân Liễu Châu rất thích ăn ốc và bún, nhiều thực khách cố ý hoặc vô ý yêu cầu cho bún vào nước ốc cay.”
Món ăn đường phố trở thành ngành công nghiệp lớn
Theo trang The Paper của Trung Quốc, ngày nay, bún ốc Liễu Châu đã từ một món ăn vặt đường phố địa phương trở thành món ăn nổi tiếng trên mạng xã hội khắp Trung Quốc, không chỉ trở thành một phần cuộc sống của người dân Liễu Châu mà còn là ký ức độc nhất vô nhị về thành phố Liễu Châu của một số người. Không ít thực khác cho biết, mỗi ngày phải ăn một bát bún ốc mới có thể chạm tới hương vị lịch sử sâu sắc nhất của thành phố này.
Nhiều nhà hàng, quán ăn, siêu thị khắp Trung Quốc đã bán bún ốc Liễu Châu ăn liền. Lý Tử Thất – một nữ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc – cũng mở một chuỗi nhà hàng bún ốc Liễu Châu và bán sản phẩm trên các trang thương mại điện tử của nước này. Bún ốc Liễu Châu cũng được giới thiệu trên nhiều chương trình truyền hình, video, bài báo về ẩm thực và du lịch.
Theo trang tin CQCB của Trung Quốc, vào đầu đợt bùng phát dịch COVID-19 năm 2020, bún ốc Liễu Châu đã trở thành mặt hàng thiết yếu thứ hai, chỉ sau khẩu trang. Ngay cả khi những chiếc khẩu trang đã lần lượt có hàng trong giai đoạn sau đó, người mua bún ốc cũng phải đợi 40 ngày mới có hàng, và chủ đề “bún ốc hết hàng” trở thành tâm điểm bàn tán trên mạng xã hội Trung Quốc.
Theo Mạng tin tức Quảng Tây, trong hai năm qua, bún ốc Liễu Châu – món ăn vặt nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc – từ một món ăn vặt đường phố địa phương đã dần phát triển thành một ngành công nghiệp lớn, và bắt đầu lan tỏa “tiếng thơm” ra nước ngoài, đã được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia ở Châu Âu, Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Vào năm 2022, xuất khẩu bún ốc Liễu Châu ra nước ngoài của Trung Quốc đạt mức cao mới, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác truyền thông “Đối tác ASEAN” năm 2023 diễn ra từ ngày 6-9/6 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, phóng viên đến từ 8 nước ASEAN đã có cơ hội đến thăm Công ty Thực phẩm Luobawang có trụ sở tại thành phố Liễu Châu, tham quan dây chuyền sản xuất và thưởng thức món bún ốc Liễu Châu.
Luobawang là doanh nghiệp duy nhất của Trung Quốc vinh dự nhận được chứng nhận “Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ chế biến bún ốc quốc gia” do Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc trao tặng.
Hiện tại, Luobawang có hơn 10 mặt hàng liên quan đến bún ốc; các sản phẩm của công ty có mặt tại hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, được bán trên 12 nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới và hơn 30.000 siêu thị khắp Trung Quốc.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.