MSCI không thêm mới cổ phiếu Việt Nam vào bộ chỉ số quan trọng nhất thị trường cân biên
Trong đợt review tháng 5/2023, MSCI quyết định thêm 3 cổ phiếu vào danh mục MSCI Frontier Markets Index , đồng thời loại ra 1 cái tên. Toàn bộ đều là cổ phiếu nước ngoài trong khi danh mục cổ phiếu Việt Nam được giữ nguyên. Sau đợt cơ cấu này, số lượng cổ phiếu trong danh mục của MSCI Frontier Markets Index gồm có 98 cổ phiếu.
MSCI Frontier Markets Index hiện là chỉ số quan trọng nhất trong các bộ chỉ số theo dõi thị trường cận biên của MSCI khi có khá nhiều quỹ chủ động có quy mô hàng trăm triệu USD đang sử dụng chỉ số này làm benchmark, có thể kể tới như Schroder International Selection Fund, Templeton Frontier Markets Fund, Morgan Stanley Institutionam Fund, Magna Umbrella Fund,…
Tại ngày 28/4/2023, Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index nhưng tỷ trọng đã giảm đáng kể từ mức 29,24% cuối tháng 1 xuống còn 26,26%. Trong khi đó, các thị trường xếp ngay sau là Morocco (9,81%), Kazakhstan (9,51%) và Iceland (8,48%) đều được tăng tỷ trọng.
Top 10 tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của của MSCI Frontier Market Index có nhiều cổ phiếu Việt Nam như HPG (3,61%), VHM (3,15%), VNM (3%), VIC (2,91%) và VCB (2,51%).
Trong khi đó, MSCI đã quyết định thêm 7 cổ phiếu vào danh mục MSCI Frontier Markets Small Cap Index , đồng thời loại ra 5 cái tên. Với cổ phiếu Việt Nam, MSCI chỉ thêm VSH và đồng thời cũng loại duy nhất HNG khỏi danh mục của rổ chỉ số này. Như vậy, số lượng cổ phiếu trong danh mục MSCI Frontier Markets Small Cap Index sẽ tăng lên 178 cổ phiếu sau đợt đảo danh mục.
Tại ngày 28/4/2023, Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index với 22,91%, nhích nhẹ so với mức 22,39% thời điểm cuối tháng 1. Tuy nhiên, top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất danh mục chỉ số này chỉ có duy nhất một cổ phiếu Việt Nam là VND với 1,68%.
Tất cả các thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6 tới đây. Lần công bố danh mục tiếp theo của MSCI là vào 10/8/2023 theo giờ CEST (múi giờ UTC +1, giờ châu Âu), tức rạng sáng ngày 11/8/2023 theo giờ Việt Nam.
Thiếu một số tiêu chí để nâng hạng
Theo báo cáo mới đây của BSC, Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được phần lớn các tiêu chí nâng hạng thị trường của FTSE Russell (7/9 tiêu chí) đối với xếp hạng thị trường mới nổi sơ cấp (Secondary Emerging), tuy nhiên đối với tiêu chí nâng hạng của MSCI mới đáp ứng 8/17 tiêu chí – tiêu chuẩn xếp hạng của MSCI khắt khe và không linh hoạt bằng việc phân loại của FTSE Russell.
Việt Nam còn thiếu nhiều tiêu chí và cần phải cải thiện để sớm được nâng hạng thị trường, bao gồm: (1) Thành lập trung tâm thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) – điểm mấu chốt khi cả FTSE và MSCI đều coi đây là nút thắt trong việc nâng hạng thị trường; (2) Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ chế chính sách; (3) Vấn đề liên quan đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài; (4) Tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát.
Ngoài ra, một số các tiêu chí như mức độ tự do trên thị trường ngoại hối, cho vay chứng khoán và bán khống là những vấn đề cần thời gian để cải thiện, nhưng đây chưa phải là các yếu tố bắt buộc cần có để được nâng hạng. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đưa hệ thống giao dịch mới (KRX) vận hành trong 2023 sẽ là một điểm đáng lưu ý đối với 2 tổ chức xếp hạng cho các kỳ đánh giá còn lại trong năm.
Trong trường hợp Việt Nam được các tổ chức FTSE, MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung sẽ có thể được hưởng lợi ở một số khía cạnh như nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, tăng cường tính hấp dẫn của thị trường… Đặc biệt, dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ mở, quỹ ETF – tham chiếu theo các bộ chỉ số của MSCI và FTSE được kỳ vọng sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô lớn.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.