Một “ông lớn” đáp lời sẽ tích cực đồng hành

Chiều 27/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Bàn về định hướng hợp tác giai đoạn tới, Thủ tướng đề nghị WB có nhiều phương thức, mô hình cung cấp và quản lý vốn tài trợ linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Việt Nam; ưu tiên thực hiện những dự án lớn trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông chiến lược như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt TPHCM – Cần Thơ, đường sắt kết nối Hà Nội – Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá gần 60 tỷ USD sẽ có ông lớn đồng hành? - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chiều 27/10. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Đồng tình với Thủ tướng Phạm Minh Chính về định hướng triển khai các dự án có trọng tâm, trọng điểm, bà Carolyn Turk đánh giá cao các cam kết của Việt Nam. Bà khẳng định sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các cơ quan phía Việt Nam, đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong các lĩnh vực mà Thủ tướng đã có ý kiến trao đổi.

Hai bên cũng nhất trí lập tổ công tác để rà soát, đơn giản quy trình, thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án. Thủ tướng đã giao Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy các dự án và giải ngân nguồn vốn WB.

Cách đây ít ngày, ngày 16/10, bà Carolyn Turk cũng có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng. Tại buổi làm việc, bà Turk nhắc lại việc Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp ngày 7/9/2023 với Chủ tịch WB Ajay Banga đã đề nghị cho Việt Nam vay 5-7 tỷ USD trong 3 năm tới nhằm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ và hạ tầng giao thông đô thị lớn.

Tiếp lời bà Carolyn Turk, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị WB nghiên cứu dành vốn vay cho một số dự án quan trọng của Việt Nam. Việt Nam cũng đề nghị WB hỗ trợ nghiên cứu xây dựng các bộ tiêu chuẩn liên quan đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Trong tháng 10 này, các tín hiệu mới tích cực về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam liên tục dồn về. 

Đầu tháng 10, Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia được thành lập và họp phiên thứ nhất. 

Tại buổi họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án cho biết: “Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư dài hạn cho tương lai. Đó không chỉ là một tuyến đường sắt hay một con tàu, mà phải đặt ra mục tiêu tổng thể là hình thành ngành công nghiệp có năng lực làm chủ công nghệ, để vận hành an toàn, hiệu quả, bền vững trong hệ sinh thái giao thông vận tải”.

Đến ngày 19/10, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban Chỉ đạo khẳng định quan điểm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là động lực phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. 

Đường sắt – phương thức vận tải quan trọng, nhiều ưu thế, vận tải khối lượng lớn, nhanh, an toàn so với các phương thức vận tải khác; do đó, phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục “xương sống” theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sau đó, ngày 23/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Trong đó đề cập đến nội dung phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong năm 2024.

Theo kế hoạch, tháng 11/2023, Bộ GTVT sẽ trình cấp có thẩm quyền đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam, phấn đấu trình Quốc hội thông qua vào năm 2025.

Đề án đang được Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ ngành với 2 phương án:

Phương án 1: Xây dựng đường sắt Bắc – Nam với đường đôi, khổ ray 1.435mm, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác 320km/h, chỉ chạy tàu khách; kết hợp cải tạo đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phương án này khoảng 58,71 tỷ USD.

Phương án 2: Xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam mới, đường đôi, khổ ray 1.435mm, kết hợp khai thác cả tàu chở khách và chở hàng; tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120km/h. Tổng mức đầu tư dự án theo phương án này khoảng 64,9 tỷ USD.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.