Một lượng tiền rất lớn được đưa ra thị trường, NHNN bước vào lộ trình bỏ room tín dụng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước tại họp báo sáng 8/7/2025, đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt đã trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh. So với cùng kỳ, tín dụng tăng khoảng 19,4%.

Năm nay, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Từ đầu năm, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, thường xuyên chỉ đạo các TCTD thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn tín dụng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Theo NHNN, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến cuối tháng 5 tăng 5,31% so với cuối năm 2024 và chiếm 23,16% dư nợ nền tín dụng nền kinh tế (cùng kỳ năm 2024 tăng 2,57% so với cuối năm 2023; cuối năm 2024 tăng 11,27% so với cuối năm 2023).

Trong đó, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm 4,07% so với cuối năm 2024, chiếm 0,64% dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tín dụng đối với DNNVV 5 tháng đầu năm tăng 5,71% so với cuối năm 2024, chiếm 17,51% dư nợ tín dụng nền kinh tế (cùng kỳ năm 2024 giảm 0,15% so với cuối năm 2023; cuối năm 2024 tăng 10,69% so với cuối năm 2023). Tín dụng xuất khẩu (không bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 2,91% so với cuối năm 2024, chiếm 2,06% dư nợ tín dụng nền kinh tế (cùng kỳ năm 2024 giảm 0,89% so với cuối năm 2023; cuối năm 2024 tăng 8,42% so với cuối năm 2023).

Đến cuối tháng 5, tín dụng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 15,69% so với cuối năm 2024, chiếm tỷ trọng 3,24% dư nợ tín dụng nền kinh tế (cùng kỳ năm 2024 tăng 9,67% so với cuối năm 2023; cuối năm 2024 tăng 24,72% so với cuối năm 2023). Tín dụng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 17,59% so với cuối năm 2024, chiếm 0,43% dư nợ tín dụng nền kinh tế (cùng kỳ năm 2024 tăng 18,16% so với cuối năm 2023; cuối năm 2024 tăng 34,2% so với cuối năm 2023).

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ NHNN cho biết, mức tăng trưởng tín dụng gần 10% trong 6 tháng là mức tăng trưởng rất cao, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm 2024, hệ thống đã đưa ra nền kinh tế lượng tiền rất lớn.

Vốn là mạch máu của nền kinh tế nên để kinh tế Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 8% trong năm nay và tăng hai chữ số trong các năm tiếp theo, tín dụng là một động lực không thể thiếu. Trước mức tăng trưởng cao như vậy, lãnh đạo NHNN khẳng định không hề chủ quan với lam phát mà vẫn đang theo sát. Ông cũng cho biết, mục tiêu lạm phát năm nay khoảng 4,5%, cao hơn so với năm 2024. NHNN có thể điều chỉnh dư địa tín dụng nếu lạm phát được kiểm soát, tín dụng lành mạnh chảy vào các lĩnh vực ưu tiên, nợ xấu được kiểm soát,…

Đối với việc bỏ room tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Chí Quang cho biết, trước đây trong giai đoạn chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng trưởng tín dụng nóng, có những giai đoạn tăng đến 54%, NHNN đã duy trì room tín dụng với vai trò tích cực giúp tăng trưởng bền vững và kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, không có giải pháp nào vĩnh viễn và NHNN nhận thấy đây là giải pháp hành chính cần thay đổi. Vừa qua, NHNN đã gỡ bỏ room tín dụng cho nhóm ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng… Việc áp dụng room tín dụng hiện chỉ còn áp dụng với các ngân hàng thương mại. Đây là giai đoạn trong lộ trình gỡ bỏ việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với các tổ chức tín dụng.

Ông Quang cho rằng, những khó khăn của hệ thống tín dụng vẫn còn tồn tại. Để tiến tới gỡ bỏ room tín dụng, NHNN sẽ có giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, làm sao để đồng thời ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm phát.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.