Một con số khiến ông Trump ‘đau đáu’ suốt thập kỷ vì hàng triệu việc làm và nhà máy của Mỹ biến mất, làm cả thế giới cùng ‘nín thở’ theo
Ngày 5/2, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này tăng lên mức kỷ lục gần 1,2 nghìn tỷ USD năm 2024, tăng 14% so với năm 2023.
Đối với ông Trump, việc Mỹ nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn xuất khẩu là dấu hiệu của yếu kém kinh tế và là bằng chứng cho thấy thế giới đang lợi dụng Mỹ. Thâm hụt gia tăng trong nhiều năm khiến ông Trump ra quyết định áp thuế đối với châu Âu, Trung Quốc, Canada, Mexico dù mới đây, tổng thống Mỹ đã hoãn áp thuế nhập khẩu với Mexico và Canada sau khi đạt thỏa thuận siết hoạt động buôn lậu và nhập cư với 2 nước này.
“Họ phải cân bằng thương mại”, Tổng thống Donald Trump cho biết khi được hỏi Canada và Mexico cần làm gì để dỡ bỏ thuế quan. “Chúng tôi có thâm hụt với hầu hết quốc gia và chúng tôi sẽ thay đổi điều đó”, ông Trump nhấn mạnh, đồng thời cho biết khả năng áp thuế đối với EU.
Ông Trump tin rằng thuế quan sẽ ngăn người Mỹ mua hàng hóa nước ngoài và giúp ngăn người nước ngoài mua tài sản của Mỹ bằng số tiền mà người tiêu dùng Mỹ trả cho họ.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 4/2, Peter Navarro, cố vấn cấp cao của tổng thống về thương mại và sản xuất, cho biết chính sách thương mại của Mỹ đã khiến nền kinh tế mất hàng triệu việc làm, các nhà máy bị đóng cửa và thâm hụt thương mại mỗi năm tăng lên 1 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng thuế quan sẽ có ít tác động đến thâm hụt thương mại, vì chúng sẽ được bù đắp bằng những thay đổi về giá trị của tiền tệ và lãi suất. Họ cho rằng thuế quan sẽ làm tăng chi phí cho các hộ gia đình và nhà sản xuất.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng phần lớn thâm hụt thương mại của Mỹ gắn với thâm hụt tài chính. Vì vậy, kế hoạch cắt giảm thuế của ông Trump có thể khiến thâm hụt tăng cao.
Thực tế cho thấy bên cạnh dòng chảy hàng hóa, còn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại, bao gồm giá trị của đồng đô la Mỹ. Khi một mặt hàng di chuyển qua biên giới, tiền di chuyển theo hướng ngược lại để thanh toán. Điều này có thể quyết định thương mại bằng cách tác động đến người Mỹ trong việc chi tiền nhiều hơn hay ít hơn cho hàng hóa nước ngoài.
Stephen Miran, người được ông Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu Hội đồng cố vấn kinh tế, đã lập luận rằng thuế quan có thể giúp bù đắp sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, đồng thời tạo ra đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.
Một số nhà kinh tế cho rằng điều này sẽ không hiệu quả. Maurice Obstfeld, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và cựu kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lập luận rằng thuế quan sẽ có “tác động mơ hồ” đến thâm hụt thương mại, một phần vì chúng sẽ làm đô la Mỹ mạnh hơn. Khi đồng tiền tăng giá, điều đó khiến hàng nhập khẩu rẻ hơn và hàng xuất khẩu đắt hơn, đẩy thâm hụt thương mại lên cao.
Obstfeld cho rằng thuế quan cũng có thể khiến các nhà máy của Mỹ phải chi nhiều hơn khi nhập khẩu nguyên liệu thô, từ đó làm tăng thâm hụt thương mại bằng cách gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu của Mỹ.
Các nhà kinh tế khác tin rằng chính quyền Tổng thống Trump đã xác định đúng vấn đề nhưng chưa chọn ra giải pháp tốt nhất.
Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng thay vì thuế quan, Mỹ nên thành lập một liên minh các quốc gia để gây sức ép buộc Trung Quốc thay đổi hành vi thương mại hoặc áp thuế lên vốn nước ngoài đổ vào Mỹ. Điều này có thể làm suy yếu đồng đô la và giảm thâm hụt thương mại.
Ông Pettis cho rằng thâm hụt thương mại ngày càng tăng của Mỹ có liên quan mật thiết với thặng dư thương mại đang tăng lên ở Trung Quốc. Năm 2024, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt mức kỷ lục gần 1 nghìn tỷ USD.
Theo NYT
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.