Hưởng lợi từ Quy hoạch điện 8, điểm danh loạt dự án điện khí nổi bật dự kiến sẽ được phát triển trong giai đoạn 2021-2035

Theo đó, báo cảo của VNDirect cho rằng, QHĐ8 đã đánh giá toàn diện hơn, đưa vào cân đối nhiều loại nguồn điện linh hoạt hơn. Về cơ bản, QHĐ7 và QHĐ8 đều được xây dựng nhằm đáp ứng kịch bản phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% và tăng trưởng tiêu thụ điện trung bình khoảng 9% trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu nguồn điện đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó, QHĐ8 đẩy mạnh phát triển các giải pháp xanh hơn với nỗ lực hoàn thành các thỏa thuận trong “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP) đã ký kết trong 2022.

Trong đó, QHĐ8 chính thức loại bỏ tổng cộng 13.220MW điện than, đánh dấu hồi kết sớm cho nguồn điện này. Hiện tại, phương án phát triển nguồn cũng đã tính đến trường hợp 6.800MW được bổ sung quy hoạch nhưng có rủi ro không triển khai được do những khó khăn về thu xếp vốn, bù đắp bằng việc tiếp tục nâng cao tỷ trọng điện gió và điện khí. 

Trong thời gian tới, các nhà máy điện than trên 40 năm sẽ bị loại bỏ, trong khi các nhà máy khác sẽ phải nghiên cứu đốt kèm thêm ammoniac sau 20 năm hoạt động. Dự kiến công suất điện than sẽ tăng 2% trong 2021-30 và giảm 1% trong 2030—50, tỉ trọng giảm từ 19% tổng công suất trong 2030 xuống còn 4% trong 2050.

Hưởng lợi từ QHĐ8, điểm danh loạt dự án điện khí nổi bật dự kiến sẽ được phát triển trong giai đoạn 2021-2035 - Ảnh 1.

Một số dự án điện than nổi bật có trong QHĐ8, và dự kiếnsẽ được phát triển giai đoạn 2021-2030

Đặc biệt, với tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo lớn của Việt Nam, dự kiến phát triển điện gió sẽ là mục tiêu quan trọng nhất trong cả ngắn và dài hạn, đặc biệt khi Việt Nam có những động lực nhằm đạt được những tiêu chuẩn của JETP đề ra với nỗ lực huy động được những nguồn vốn xanh, rẻ. 

Theo đó, điện gió sẽ tăng trưởng kép 25% trong 2021-2030 và 6% trong 2030-2050, chiếm lần lượt 13% và 14% tổng công suất nguồn trong 2 giai đoạn này. Hơn nữa, dự kiến Việt Nam sẽ đưa vào vận hành 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên trong 2021-2030, sau đó sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nguồn điện này với tăng trưởng kép đạt 15% trong 2030-2050, chiếm 16% tổng công suất nguồn điện.

Bên cạnh năng lượng tái tạo, điện khí dự kiến sẽ là nguồn điện mũi nhọn trong giai đoạn 2021-2030 với tăng trưởng kép đạt 26%, mức cao nhất trong số các nguồn điện chính và chiếm 27% tổng công suất nguồn điện. Trong giai đoạn 2030-2050, tăng trưởng kép điện khí sẽ chậm lại đạt 4%, chiếm 15% tổng công suất. Đáng chú ý, nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải, điện khí sẽ phải chuyển đổi một phần nhiên liệu đầu vào sang đốt kèm với hydro sau 20 năm hoạt động.

Trên cơ sở đó, báo cáo của VNDirect đã điểm tên một số doanh nghiệp cũng như những dự án triển vọng về điện khí nói chung và điện khí LNG nói riêng đã được phê duyệt trong QHĐ, thuộc sở hữu của những doanh nghiệp này, bao gồm Nhơn Trạch 3&4 (POW), LNG Long Sơn (PGV, TV2), Ô Môn 3,4 (GE2). Bên cạnh đó, GAS cũng sẽ được hưởng lợi chính trong giai đoạn phát triển này do thực hiện phát triển các dự án kho cảng LNG.

Ngoài ra, chuyên gia phân tích của VNDirect cho rằng, QHĐ8 được phê duyệt sẽ thúc đẩy tiến độ các dự án mỏ khí tỷ đô vốn đã bị đình trệ lâu nay như Lô B, Cá Voi Xanh trong những năm tới nhằm đảm bảo nguồn khí trong nước và giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu LNG cho phát điện tại Việt Nam.

Hưởng lợi từ QHĐ8, điểm danh loạt dự án điện khí nổi bật dự kiến sẽ được phát triển trong giai đoạn 2021-2035 - Ảnh 2.

Một số dự án điện khí nổi bật trong QHĐ8 dự kiến được phát triển giai đoạn 2021-2035

Báo cáo cũng cho biêt, các doanh nghiệp lĩnh vực xây lắp hạ tầng điện sẽ được hưởng lợi rõ ràng nhất nhờ khối lượng công việc khá cao trong kế hoạch của QHĐ8, đặc biệt trong các nhóm ngành điện khí và NLTT. Theo đó, nhóm ngành xây lắp điện bao gồm đường dây, trạm biến áp cũng sẽ ghi nhận mức tăng tương ứng nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ và tính hiệu quả của hệ thống. 

Đối với nhóm NLTT, VNDirect cho rằng chính sách giá NLTT mới là yếu tố làm rõ ràng hơn triển vọng của nhóm ngành này. Trong đó, một số những doanh nghiệp niêm yết nổi bật trong nhóm xây lắp hạ tầng điện bao gồm PC1, FCN, TV2 sẽ là những doanh nghiệp được hưởng lợi sớm nhất từ luận điểm này. Trong dài hạn hơn, PVS dự kiến cũng sẽ được hưởng lợi do tham gia vào lĩnh vực xây lắp điện gió ngoài khơi, với kinh nghiệm trong những dự án gần đây như Thăng Long, La Gàn.

Tuy nhiên, chuyên gia VNDirect nhận định, với kịch bản chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, áp lực tài chính sẽ lớn hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển công suất nguồn điện của Việt Nam. So với QHĐ7, phương án chính thức trong QHĐ8 sẽ cắt giảm đáng kể việc phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, và giảm thiểu gánh nặng nhập khẩu điện. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển công suất trong QHĐ8 dự kiến sẽ làm tăng chi phí đầu tư của hệ thống trong giai đoạn 2021-50 tùy kịch bản. 

“QHĐ8 đã thống nhất được một phương án “đủ và xanh”, nhưng có thể sẽ khó thực hiện hơn QHĐ7 điều chỉnh do sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện giá cao như điện khí và điện NLTT, trong khi các công nghệ thay thế nhiên liệu đầu vào như hydro, ammoniac cho các nhà máy nhiệt điện vẫn chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm”, VNDirect cho hay.

Cụ thể, tổng mức đầu tư cho nguồn điện dự kiến đạt 114 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030, phân bổ chủ yếu cho điện khí (30%) và điện gió (35%). Nhiệt điện than trong giai đoạn này cũng chiếm một phần không nhỏ khoảng 15% tổng nhu cầu vốn. Giai đoạn 2030-2050, tổng nhu cầu vốn sẽ tăng mạnh và đạt khoảng 495 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn cho điện gió chiếm phần lớn (63%) và sau đó là điện mặt trời (18%). Mặt khác, nhu cầu phát triển lưới điện dự kiến chiếm khoảng 11% tổng nhu cầu vốn ngành điện trong 2021-30 và 7% trong 2031-2050.

Các Sàn forex Uy Tín:

Icmarkets

Exness

IQOption

Deriv

Source link

Comments are closed.