Góc nhìn 11/02: Tiếp tục rung lắc vì ảnh hưởng của thuế quan?
Góc nhìn 11/02: Tiếp tục rung lắc vì ảnh hưởng của thuế quan?
Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc cho đến khi các động thái liên quan đến thuế quan dần hạ nhiệt, trong đó vùng 1,240 – 1,250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.
Vùng 1,240 – 1,250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng
CTCK Beta: Beta nhận định các chỉ báo kỹ thuật như SAR, MACD và cặp DI+, DI- duy trì đà tích cực phản ánh xu hướng tăng vẫn chiếm ưu thế dù áp lực bán đã dần xuất hiện. Vùng 1,240 – 1,250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng cho thị trường trong thời gian tới.
Tiếp tục rung lắc cho đến khi các động thái liên quan đến thuế quan dần hạ nhiệt
CTCK Asean (Aseansc): Aseansc đánh giá phiên giao dịch 10/02 diễn biến điều chỉnh khi chỉ số đóng cửa với cây nến đỏ, cùng với khối lượng giao dịch cao hơn so với phiên trước. Điều này phản ánh áp lực bán gia tăng khi chỉ số tiến sát đến vùng kháng cự 1275 điểm. Pha điều chỉnh diễn ra trong bối cảnh vĩ mô có phần tiêu cực khi Tổng thống Donald Trump cho biết vào ngày 10/2 (theo giờ Mỹ), ông sẽ công bố thuế quan 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ mọi quốc gia, đồng thời cũng trong tuần này sẽ thông báo thuế quan đối ứng lên những quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ, có thể vào ngày 11 hoặc 12/2.
Trong đó nhóm ngành Thép sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi Việt Nam là đối tác xuất khẩu sắt thép lớn thứ 5 vào Mỹ. Đáp trả với hành động này, Trung Quốc đã chính thức áp thuế lên khoảng 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, đây có thể là bước xác nhận khởi điểm của cuộc chiến tranh thương mại thứ hai.
Theo đó, Aseansc cho rằng thị trường chứng khoán trong nước sẽ có thể điều chỉnh và tiếp tục rung lắc trong thời gian tới cho đến khi các động thái liên quan đến thuế quan dần hạ nhiệt.
Cảnh báo về sự hình thành của vùng đỉnh ngắn hạn
CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá sau 3 phiên tăng điểm nhẹ với diễn biến giằng co của VN-Index, sự xuất hiện của một phiên phân phối khối lượng lớn với mẫu nến thân đặc đỏ dài giảm về cuối phiên, xóa bỏ hoàn toàn số điểm đạt được của 3 phiên trước đó, có thể cảnh báo cho sự hình thành của vùng đỉnh ngắn hạn.
Diễn biến này phần nào cho thấy sự chưa ổn định của các nhịp biến động ngắn hạn, khi mà về tổng thể, chỉ số vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang chủ đạo. Mặc dù vậy, trong các nhịp đi ngang, vẫn có không ít các mã cổ phiếu riêng lẻ duy trì được xu hướng tăng tích cực và đây sẽ là nhóm giúp hãm lại đà giảm của thị trường.
1,280 – 1,300 điểm không phải là vùng giá hấp dẫn để tăng tỷ trọng
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS nhận định xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn duy trì tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1,260 điểm tương ứng giá trung bình 200 phiên hiện nay và đang chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh. Trong khi VN30 chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá quanh 1,315 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên hiện nay. Xu hướng trung hạn VN-INDEX duy trì tích lũy kéo dài trong kênh giá 1,200 – 1,300 điểm kéo dài trong từ năm 2024 đến nay.
Trong ngắn hạn, SHS đã cho rằng vùng giá 1,280 – 1,300 điểm không phải là vùng giá hấp dẫn để xem xét gia tăng tỉ trọng. Đồng thời khuyến nghị hạn chế mua đuổi, xem xét đánh giá cơ cấu danh mục ngắn hạn. Hiện tại với áp lực bán tương đối đột biến ở nhiều mã, nhóm mã. Trường hợp tỉ trọng cao, ở các mã có tính chất đầu cơ cao trong giai đoạn vừa qua cần xem xét tiếp tục giảm tỉ trọng.
Phải lùi về mốc hỗ trợ gần nhất 1,251 – 1,261 điểm
CTCK Tiên Phong (TPS): TPS đưa ra khuyến nghị thận trọng cho phiên giao dịch 11/02 với dự báo thị trường có thể phải lùi về các mốc hỗ trợ gần nhất để cân bằng lại trước khi có sự vận động tăng tiếp tục. Mốc hỗ trợ gần nhất được xác định tại MA 10 và MA 20 của chỉ số VN-Index lần lượt tại 1,261 điểm và 1,251 điểm.
Trong trường hợp các mốc hỗ trợ này phát huy tác dụng thì xu hướng tăng ngắn hạn của thị trường không bị vi phạm. Trong trường hợp các mức hỗ trợ này không có tác dụng, vùng hỗ trợ 1,232 – 1,234 điểm cần được thêm vào kịch bản giao dịch kế tiếp.
Cổ phiếu ngân hàng đang giữ vai trò xác định xu hướng cho thị trường
CTCK Đông Á (DAS): DAS nhận định VN-Index trong phiên 10/02 sau khi chạm kháng cự trung hạn 1,280 điểm đã quay đầu điều chỉnh với khối lượng giao dịch tăng hơn 20% so với phiên trước, là một trở ngại cho các phiên phục hồi sau này.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn đang giữ vai trò chính trong việc xác định xu hướng chung cho thị trường, với kết quả kinh doanh năm 2024 nổi trội hơn mặt bằng chung, điển hình như CTG, STB và LPB có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2024 ở mức cao, là nhóm được các công ty chứng khoán khuyến nghị cho danh mục đầu tư trung dài hạn.
Nhà đầu tư có thể chốt lời các vị thế ngắn hạn, tiếp tục nắm giữ danh mục đầu tư trung dài hạn với nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ, hóa chất và nhóm cổ phiếu đầu tư công.
Cổ phiếu tài chính vẫn đang trong xu hướng rõ ràng
CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ còn nhịp điều chỉnh vào đầu phiên kế tiếp và thu hẹp đà giảm hoặc hồi phục về cuối phiên. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số VN-Index đã lắp khoảng trống tăng giá được hình thành trong phiên 05/02/2025 cho nên mức hỗ trợ kế tiếp là 1,253 điểm.
Tâm lý nhà đầu tư đã thận trọng hơn, nhưng YSVN nhìn thấy nhóm cổ phiếu tài chính vẫn đang trong xu hướng rõ ràng cho nên CTCK này kỳ vọng nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng kết thúc.
Thị trường sẽ sớm bật lại
CTCK VPBank (VPBankS): Về kỹ thuật, nhịp điều chỉnh ở phiên 10/02 chỉ là điều chỉnh kỹ thuật tuần tự nên khả năng nhịp rung lắc cũng sẽ sớm qua nhanh. Thời điểm hiện tại chưa có thông tin bất lợi, do vậy thị trường sẽ sớm bật tăng trở lại sau khi lùi về kiểm nghiệm hỗ trợ quanh ngưỡng 1,260 điểm, nơi có mặt đường MA100 và MA200 ngày.
Bài cập nhật
Thượng Ngọc
FILI
– 18:11 10/02/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.