Giải mã 7 hành vi quen thuộc mà con người vẫn làm mỗi ngày, bất ngờ nhất là điều cuối cùng
Con người chúng ta là một cỗ máy kỳ diệu phức tạp nhất trên thế giới và mỗi hành động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều không hề đơn giản. Dưới đây là 1 vài những giải thích khoa học thú vị cho những hành vi kỳ lạ mà thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
1. Đỏ mặt
Phản ứng đỏ mặt là một phản ứng phổ biến của con người đối với sự chú ý của xã hội. Các nguyên nhân phổ biến khiến bạn đỏ mặt bao gồm gặp một người quan trọng, nhận được lời khen và trải qua cảm xúc mạnh mẽ trong một tình huống xã hội.
Phản ứng đỏ mặt xảy ra khi các tĩnh mạch trên mặt giãn ra, khiến máu chảy vào phần má nhanh hơn và tạo ra một làn da hồng hào.
2. Cười
Cười là hành vi vô cùng phổ biến ở chúng ta. Hành động này xảy ra khi chúng ta bị lấn át bởi cảm giác vui vẻ. Theo các nghiên cứu, phản ứng hành vi này đóng vai trò là tín hiệu cho người khác bằng cách lan truyền cảm xúc tích cực, giảm căng thẳng và góp phần gắn kết mọi người.
3. Suy nghĩ vẩn vơ
Cho dù chúng ta có cố gắng tập trung vào một công việc hàng ngày như thế nào, chẳng hạn như khi nấu ăn hoặc xếp hàng mua cà phê, chúng ta vẫn không thể ngăn tâm trí mình vẩn vơ, lạc trôi ở đâu đó.
Thay vì tập trung hoàn toàn vào một tác nhân kích thích bên ngoài buồn tẻ và quen thuộc, việc chúng ta đôi khi lơ đãng lại mang lại lợi ích cho chúng ta khi nó kích thích sự sáng tạo và tư duy giàu trí tưởng tượng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta dành 13% thời gian để nghĩ vẩn vơ. Trong thời gian này, chúng ta có thể tự do trôi theo dòng ý thức bên trong, đi theo bất cứ nơi nào mà tâm trí của chúng ta ngẫu nhiên đưa chúng ta đến và nó rất có thể sẽ dẫn chúng ta đến một ý tưởng tuyệt vời.
4. Nói dối
Dù nói dối thường được xem là một hành vi tiêu cực nhưng trong cuộc đời, rất khó để tìm được một người chưa từng nói dối bao giờ.
Sự thật là các nhà khoa học không chắc tại sao con người nói dối, nhưng họ biết rằng nói dối là hành vi phổ biến và nó có khả năng liên quan đến một số yếu tố tâm lý. Theo Robert Feldman, nhà tâm lý học tại Đại học Massachusetts, điểm quan trọng nhất trong số những yếu tố khiến con người nói dối là lòng tự trọng. Ông đã phát hiện ra rằng khi lòng tự trọng của một người bị đe dọa, người đó sẽ “ngay lập tức bắt đầu nói dối ở cấp độ cao hơn.”
Feldman nói với Live Science vào năm 2006: “Chúng ta không cố gắng quá nhiều để gây ấn tượng với người khác mà là để duy trì quan điểm về bản thân phù hợp với cách mà đối phương muốn. Điều này có thể có nghĩa là nhiều người chọn nói dối để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác hoặc để tránh bất đồng”.
5. Cảm thấy buồn chán
Dù việc cảm thấy buồn chán là hoàn toàn phổ biến nhưng, nếu bạn thực sự nghĩ về nó, cảm giác buồn chán thực chất cũng là hành vi khá kỳ lạ, đặc biệt là trong xã hội đầy sự bận rộn, tại sao con người vẫn buồn chán khi có quá nhiều việc để làm.
Theo các nhà nghiên cứu, sự nhàm chán bắt nguồn từ sự thiếu hưng phấn khách quan của thần kinh, dẫn đến trạng thái tâm lý không hài lòng, thất vọng hoặc không hứng thú. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Perspectives on Psychological Science năm 2012 , những người mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng chú ý (như ADHD) có thể dễ bị buồn chán hơn.
Tuổi tác cũng có thể đóng một vai trò trong việc xác định mức độ dễ buồn chán của một người khi các nhà nghiên cứu cho rằng những người ở tuổi trưởng thành, khoảng 22 tuổi trở lên có thể ít cảm thấy buồn chán hơn so với thanh thiếu niên.
6. Khóc
Thật kỳ lạ khi nỗi buồn lại làm nước mắt chúng ta trào ra trong khi chúng ta – con người là loài duy nhất rơi nước mắt vì buồn hay cảm động. Theo đó, nước mắt không phải là để phục vụ mục đích truyền đạt cảm giác đau khổ mà các nhà khoa học tin rằng nước mắt thực chất giúp con người cảm thấy đỡ buồn và đau khổ hơn.
Được biết, nước mắt bao gồm một số hormone và các protein được sản xuất do sự căng thẳng. Do đó, khi ta khóc, những hormone và protein này sẽ đi ra khỏi cơ thể, giúp chúng ta nhẹ nhõm hơn.
7. Buôn chuyện
Giống như hầu hết mọi người, việc buôn chuyện là một phần của cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, các nhà khoa học suy đoán rằng việc buôn chuyện, bàn tán có thể thực sự mang con người chúng ta lại gần nhau hơn.
Robin Dunbar, nhà linh trưởng học tại Đại học Oxford ở Vương quốc Anh, ví những câu chuyện phiếm giống như việc các loài linh trưởng chải lông cho nhau. Khỉ đầu chó bắt bọ trên lông lưng của nhau; con người chúng ta thì bàn tán về người khác. Theo Dunbar, đó là chất keo lời nói giữ cho các mối quan hệ xã hội của chúng ta bền chặt .
Các nhà nghiên cứu khác, chẳng hạn như Jennifer Bosson, giáo sư tâm lý học tại Đại học Nam Florida cho biết:“Khi hai người cùng không thích một người hoặc một điều khác, nó sẽ mang họ lại gần nhau hơn.”
Nguồn: Live Science
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.