Gia tộc Schroder đứng trước ngã rẽ lịch sử của đế chế tài chính lừng danh tại London
Gia tộc Schroder đứng trước ngã rẽ lịch sử của đế chế tài chính lừng danh tại London
Một thương vụ bán hoặc chia tách công ty 221 năm tuổi của gia tộc Schroder – điều từng được xem là không tưởng tại trung tâm tài chính London – nay lại trở thành khả năng thực tế trong mắt nhiều chuyên gia.
![]() Trụ sở của Schroders tọa lạc tại số 1 London Wall Place, ngay trung tâm thành phố London. Ảnh: Jose Sarmento Matos/Bloomberg
|
Bruno Schroder từng chấp nhận nhượng bộ trước các ông lớn Phố Wall khi bán đi ngân hàng đầu tư của gia đình vào năm 2000, nhưng ông luôn khẳng định sẽ không bao giờ làm điều tương tự với mảng quản lý tài sản đầy giá trị của mình.
Thế nhưng, khi thế hệ kế cận của gia tộc tiếp tục nắm quyền tại tổ chức lâu đời mang tên ông, viễn cảnh bán hoặc chia tách công ty, điều không ai dám nghĩ tới, lại ngày càng rõ ràng hơn.
Sau khi chuyển giao ngân hàng cho Citigroup, Schroders đã chuyển mình thành công ty quản lý quỹ thuần túy, chấp nhận thực tế không thể cạnh tranh về tiềm lực tài chính với các ngân hàng Mỹ. Một phần tư thế kỷ trôi qua, làn sóng các gã khổng lồ Mỹ do BlackRock dẫn đầu lại tiếp tục tạo sức ép mạnh mẽ lên Schroders.
Tương tự nhiều nhà đầu tư chủ động khác – những người dựa vào bản lĩnh và kinh nghiệm cá nhân để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội thị trường, đồng thời thu phí cao hơn – Schroders đang chịu sức ép lớn trước xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm đầu tư thụ động giá rẻ của BlackRock và Vanguard.
Sở hữu 1,000 tỷ USD tài sản nhưng vẫn bị các đối thủ vượt xa, phí quản lý ngày càng bị ép xuống thấp, Schroders – “người sống sót” 221 năm tuổi từng là biểu tượng của thời kỳ các nhà ngân hàng thương mại thống trị London – đang nỗ lực tìm kiếm lối đi để bảo vệ tương lai. Việc mở rộng sang lĩnh vực vốn tư nhân dự kiến chỉ mang về khoảng 20 tỷ bảng Anh (27.3 tỷ USD) dòng tiền ròng từ khách hàng đến năm 2027, một con số quá nhỏ bé trong bối cảnh lĩnh vực này ngày càng bị các ông lớn như Blackstone chi phối.
Sức ép cạnh tranh trên thị trường tài chính hiện nay khốc liệt đến mức nhiều chuyên gia M&A, cố vấn và nhà phân tích đã bắt đầu bàn luận về khả năng gia tộc Schroder sẽ rút lui khỏi sân chơi truyền thống của mình. Không ít kịch bản táo bạo được đặt lên bàn cân, từ việc bán toàn bộ mảng thị trường công khai và tư nhân, chuyển hướng tập trung hoàn toàn vào quản lý tài sản cá nhân, cho đến khả năng đưa công ty rời sàn chứng khoán để hoạt động như một doanh nghiệp tư nhân.
Cổ phiếu Schroders kém hơn các đối thủ
Nguồn: Bloomberg
|
Hiện tại, dù thế hệ kế nhiệm của gia tộc Schroder vẫn nắm giữ khoảng 44% cổ phần, đội ngũ lãnh đạo cấp cao đã trở nên đa dạng hơn nhiều so với thời của Bruno Schroder và người anh rể George Mallinckrodt, hai nhân vật chủ chốt từng dẫn dắt thương vụ bán ngân hàng vào năm 2000 và nay đều đã qua đời. Theo những người thân cận với gia đình, hiện có ít nhất 6 thành viên gia tộc sở hữu vị thế tương đương trong công ty, nhưng quyền biểu quyết lại không tập trung vào một nhóm nhỏ như trước.
Chính sự đa dạng này đã mở ra khả năng xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau trong nội bộ gia đình, đồng nghĩa với việc mọi phương án kể cả bán công ty đều có thể được cân nhắc trong các cuộc thảo luận chiến lược sắp tới.
Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Panmure Liberum từng khẳng định chắc nịch rằng gia tộc Schroder sẽ không bao giờ rời bỏ di sản của mình. Thế nhưng, quan điểm ấy giờ đã thay đổi: “Chúng tôi không còn tin điều đó nữa”, họ thẳng thắn thừa nhận trong một báo cáo gần đây.
Phía Schroders từ chối đưa ra bình luận thay mặt gia đình, chỉ viện dẫn báo cáo thường niên, trong đó nhóm cổ đông chính bao gồm các quỹ tín thác liên kết với gia tộc, khẳng định là “những cổ đông dài hạn, luôn ủng hộ và có ý định duy trì phần lớn cổ phần tại công ty về lâu dài”.
Tân CEO Richard Oldfield hiện nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư lớn bên ngoài như Tikehau Capital SCA và Harris Associates. Ông đang tích cực triển khai các biện pháp cắt giảm chi phí, thúc đẩy tăng trưởng và không ngần ngại bày tỏ niềm tự hào khi dẫn dắt một công ty quản lý quỹ chủ động.
Dù vậy, Schroders – nhà quản lý tài sản độc lập lớn nhất Vương quốc Anh – đang ở ngã rẽ quan trọng. Oldfield, vốn là cựu giám đốc tài chính với hàng chục năm kinh nghiệm tại PwC, khiến một số ngân hàng đặt câu hỏi liệu ông có được bổ nhiệm để chuẩn bị cho một thương vụ bán công ty trong tương lai.
Mặc dù Schroders không bị rút vốn ồ ạt như nhiều đối thủ, chi phí vận hành cao vẫn là gánh nặng lớn. Lợi nhuận hoạt động của mảng quản lý tài sản đã giảm hơn 1/3 từ năm 2021 đến 2024 và được dự báo sẽ tiếp tục đi xuống trong năm nay, do áp lực chi phí và biên lợi nhuận ngày càng lớn, theo tổng hợp của các nhà phân tích Bloomberg.
Trong khi đó, nhiều nguồn tin cho biết Chủ tịch Elizabeth Corley được dự đoán sẽ rời chiếc ghế hiện tại để đảm nhận vai trò tương đương tại Tập đoàn Sở giao dịch chứng khoán London trong thời gian tới.
![]() Elizabeth Corley. Ảnh: Simon Dawson/Bloomberg
|
Trong bối cảnh đầy biến động, Schroders đang phải đối mặt với thử thách vô cùng lớn: đảo ngược đà lao dốc 40% của giá cổ phiếu kể từ năm 2021. Đây là nhiệm vụ đặt công ty vào tâm điểm của cuộc chiến toàn cầu mà các nhà quản lý quỹ chủ động đang nỗ lực chứng minh giá trị của mình trong một ngành ngày càng vận hành theo hướng tự động hóa và quy mô công nghiệp.
Nếu vượt qua được thử thách này, Schroders sẽ được ca ngợi vì đã tìm ra hướng đi riêng trong một thị trường mà chỉ trong 2 năm, BlackRock đã thu hút lượng tiền của khách hàng gần bằng tổng tài sản mà Schroders quản lý, dù phần lớn là các quỹ thụ động với biên lợi nhuận thấp. Ngược lại, nếu thất bại, đây sẽ là cú giáng mạnh vào niềm tin của những người đặt cược vào trí tuệ con người trong đầu tư, đồng thời càng làm lu mờ vị thế của London khi nơi này ngày càng chật vật giữ chân các doanh nghiệp lớn.
*Đón đọc kỳ 2: Gia tộc Schroders và cuộc chiến bảo vệ bản sắc
Quốc An (Theo Bloomberg)
FILI
– 16:32 14/07/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.