Giá dầu thế giới chạm đỉnh 4 tháng sau đòn trừng phạt mới của Mỹ với Nga
Giá dầu thế giới chạm đỉnh 4 tháng sau đòn trừng phạt mới của Mỹ với Nga
Thị trường dầu mỏ toàn cầu chứng kiến đà tăng mạnh khi các biện pháp trừng phạt quyết liệt của Mỹ nhắm vào ngành năng lượng Nga, đe dọa thu hẹp nguồn cung trong bối cảnh thị trường đang thắt chặt.
Giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 81 USD/thùng, sau khi bật tăng gần 4% trong phiên trước. Trong khi đó, giá dầu WTI dao động quanh mức 78 USD/thùng. Diễn biến này diễn ra sau khi Mỹ công bố lệnh trừng phạt chưa từng có với ngành dầu mỏ Nga trong ngày 10/01, nhắm vào các nhà xuất khẩu lớn, công ty bảo hiểm và hơn 150 tàu chở dầu.
Những động thái mạnh tay này – diễn ra chưa đầy hai tuần trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức – đang khiến thị trường tập trung chú ý vào hai trung tâm tiêu thụ chính là Ấn Độ và Trung Quốc, khi các nhà máy lọc dầu tại đây có thể buộc phải tìm kiếm nguồn cung thay thế. Ấn Độ đã trở thành khách hàng quan trọng mua dầu thô của Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra vào năm 2022, trong khi Trung Quốc vẫn duy trì vị thế nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Giá dầu đã tăng trong những tuần gần đây do nhiều yếu tố hỗ trợ: Thời tiết lạnh hơn, tồn kho của Mỹ sụt giảm, và dự đoán về khả năng chính quyền Trump sẽ siết chặt các hạn chế đối với dòng chảy dầu từ Iran trong thời gian tới. Lệnh trừng phạt từ chính quyền Biden sắp mãn nhiệm có thể gây ra những gián đoạn mới, tiềm ẩn thay đổi cục diện thị trường đối với OPEC+ khi liên minh này dự kiến nới lỏng các hạn chế sản lượng vào cuối năm nay.
Đà tăng của giá dầu cũng đặt ra thách thức cho các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed, nếu nó dẫn đến lạm phát kéo dài. Các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng về tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay, trong bối cảnh kinh tế Mỹ thể hiện sức mạnh và áp lực giá cả vẫn hiện hữu.
Theo đánh giá của Citigroup, khoảng 30% đội tàu chở dầu ngầm của Nga có thể bị ảnh hưởng, đe dọa tới 800,000 thùng mỗi ngày, dù thiệt hại thực tế có thể chỉ bằng một nửa. Trong khi đó, Goldman Sachs Group Inc. vẫn giữ nguyên dự báo về nguồn cung của Nga, cho rằng dầu thô có thể được định giá thấp hơn để kích thích nhu cầu.
“Cân bằng dầu mỏ toàn cầu nên hướng tới sự ổn định giá, thay vì tăng đột biến, khi sản lượng không thuộc OPEC và không phải của Nga dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu”, Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank Ltd nhận định. “Dầu của Nga vẫn có thể tìm đường vào thị trường toàn cầu bất chấp các lệnh trừng phạt – một kịch bản đã từng diễn ra nhiều lần”.
Liên minh OPEC+, bao gồm cả Nga, đã lên kế hoạch khôi phục sản lượng theo từng giai đoạn từ tháng 4 sau nhiều lần trì hoãn. Các thành viên trong liên minh hiện có công suất dự phòng đáng kể để sử dụng. OPEC dự kiến sẽ công bố báo cáo phân tích mới nhất về tình hình thị trường toàn cầu trong tuần này.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FILI
– 14:24 13/01/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.