Euro tăng mạnh lên cao nhất 15 năm so với đồng yên và 5 tuần so với USD sau khi ECB nâng lãi suất
Kết thúc kỳ họp, ngày 15/6, ECB đã nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) đúng như dự kiến, lên 3,5%, mức cao nhất trong 22 năm, đồng thời nâng dự báo lạm phát cơ bản, không bao gồm năng lượng và thực phẩm, đặc biệt là trong năm nay và năm tới, do diễn biến lạm phát trong thời gian qua nằm ngoài dự kiến. Trong dự báo mới nhất, ECB cho biết lạm phát năm nay sẽ tăng lên 5,1%, từ mức 4,6% dự báo ban đầu.
Stuart Cole, trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô của Equiti Capital, cho biết: “Điều này hoàn toàn đã được dự đoán, vì (giám đốc ECB Christine) Lagarde đã nói vài tuần trước rằng lãi suất cần phải được tăng thêm để đưa CPI trở lại mục tiêu”. Tuy nhiên “Câu chuyện thực sự đáng quan tâm là triển vọng lạm phát cũng đã được điều chỉnh tăng lên. Các mức điều chỉnh nhỏ, nhưng điều đó gợi ý rằng chúng ta sẽ thấy lãi suất tăng thêm trước khi ECB sẵn sàng tạm dừng.”
Sebastian Vismara, chiến lược gia đồng thời là nhà kinh tế vĩ mô toàn cầu của công ty quản lý đầu tư BNY Mellon ở London, cho biết: “Thực sự bất ngờ khi các dự báo về lạm phát của ECB đã được điều chỉnh cao hơn so với dự kiến, nhất là lạm phát cốt lõi. Đó là dấu hiệu cho thấy ECB có triển vọng sẽ thắt chặt tiền tệ hơn nữa trong triển vọng”.
“Kỳ vọng của chúng tôi là sẽ chỉ tăng một lần nữa thêm 25 bp vào tháng 7 lên mức lãi suất cuối cùng là 3,75%. Rủi ro rõ ràng vẫn ở phía giá cả tăng,” Deutsche Bank viết trong một báo cáo nghiên cứu do nhà kinh tế trưởng Mark Wall chủ trì.
Báo cáo có đoạn: “Ttrong cuộc họp báo mới nhất của ECB, có những dấu hiệu thể hiện quan điểm tiếp tục thắt chặt tiền tệ, đặc biệt là dự báo lạm phát năm 2025 đã được sửa đổi tăng lên. Cũng có một vài yếu tố ôn hòa. Chủ tịch ECB (Christine) Lagarde đã báo hiệu rõ ràng về việc tăng lãi suất vào tháng 7 nhưng cố tình tránh hướng dẫn về cuộc họp tháng 9.”
Trong phiên thứ Năm (15/6), đồng euro kết thúc với mức tăng 1,1% lên 1,0948 USD, trước đó có lúc chạm mức cao nhất 5 tuần, là 1,0952 USD/EUR. So với đồng yên, đồng euro tăng 1,2% lên 153,52 JPY/EUR, sau khi chạm 153,68 yên sau quyết định của ECB, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2008.
Cổ phiếu châu Âu lao dốc sau khi ECB tăng chi phí đi vay và báo hiệu sẽ tăng nữa. Chỉ số STOXX 600 trên toàn lục địa đóng cửa ở mức giảm 0,1%, sau khi có thời điểm giảm tới 0,8%.
Động thái của ECB được đưa ra một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹỳ giữ nguyên lãi suất nhưng báo hiệu sẽ thực hiện các đợt tăng tiếp theo trong năm nay
Quyết định chính sách của Fed đã cắt đứt chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp, nhưng các dự báo, hay còn gọi là biểu đồ chấm, cho thấy các nhà hoạch định chính sách nhận định sẽ có thêm hai lần tăng nữa vào cuối năm 2023. Chủ tịch Jerome Powell cho biết việc cắt giảm lãi suất vào năm 2023 sẽ không phù hợp.
Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) sẽ theo sau Fed và ECB, sẽ có quyết định lãi suất vào thứ Sáu (16/6), với đa số thị trường dự kiến BOJ sẽ duy trì lập trường cực kỳ ôn hòa và tỏ ý tiếp tục kiểm soát đường cong lợi suất.
Chỉ số Dollar index, so sánh USD với rổ các tiền tệ chủ chốt, kết thúc phiên thứ Năm giảm xuống 102,08, mức thấp nhất trong 5 tuần.
“Rủi ro dường như nghiêng về việc USD sẽ giảm giá thêm nữa, phá vỡ mức thấp mới. (Chỉ số đô la) có vẻ ít nhiều đang được định giá hợp lý, dựa trên chênh lệch hai năm so với các đồng tiền chính của nó, ” Shaun Osborne, giám đốc chiến lược ngoại hối của Scotiabank ở Toronto, cho biết.
“Ngoài triển vọng ngắn hạn về lãi suất, đồng đô la Mỹ có thể đang đối mặt với môi trường khó khăn hơn một chút. Chu kỳ chính sách tiền tệ toàn cầu đang tiến gần đến giai đoạn kết thúc. Chúng tôi đã có lúc hạ dự đoán về mức đỉnh lãi suất của chu kỳ này – điều sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và khuyến khích họ chuyển vốn ra khỏi đô la Mỹ”, ông Osborne nói.
Tuy nhiên, đồng USD không phải đi xuống trong suốt phiên. Có lúc đồng bạc xanh hồi phục nhanh sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5, tăng 0,3%, sau khi tăng 0,4% trong tháng 4. Mức tăng này trái ngược hoàn toàn với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters – họ dự đoán doanh số bán hàng giảm 0,1%.
Thông tin từ Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Năm cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 6 không thay đổi, ở mức 262.0000 (đã điều chỉnh theo mùa). Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự báo con số này là 249.000, gần sát với con số thực tế.
Tham khảo: Reuters
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.