EU tính liên minh với các nước bị ông Trump áp thuế?
EU tính liên minh với các nước bị ông Trump áp thuế?
EU đang chuẩn bị tăng cường đối thoại với các quốc gia khác cùng bị Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế. Động thái này được đưa ra sau khi khối EU và các đối tác thương mại khác của Mỹ nhận được một loạt đe dọa mới, theo các nguồn tin thân cận.
Các cuộc tiếp xúc với những quốc gia như Canada và Nhật Bản có thể bao gồm khả năng phối hợp chung, theo các nguồn tin thân cận.
Thương mại giữa Mỹ với EU, Canada, Mexico, Trung Quốc và Anh
|
Động thái này diễn ra trong bối cảnh đàm phán giữa EU và Mỹ đã kéo dài và tiếp tục bế tắc ở một số vấn đề then chốt, bao gồm thuế quan ô tô và sản phẩm nông nghiệp. Các quốc gia thành viên EU đã được thông báo về tình hình đàm phán trong ngày 13/07.
Trước đó trong cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo khối này sẽ tiếp tục trì hoãn các biện pháp đối phó thương mại với Mỹ đến 01/08 để tạo điều kiện cho thêm đàm phán. Những biện pháp này được đưa ra để đáp trả thuế quan mà ông Trump áp đặt trước đó lên thép và nhôm, sau đó tạm hoãn để đàm phán.
“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục chuẩn bị thêm các biện pháp đối phó để sẵn sàng hoàn toàn”, bà von der Leyen nói với báo giới tại Brussels, đồng thời nhắc lại EU ưu tiên “giải pháp thông qua đàm phán”.
Danh sách hàng hóa để áp thuế của EU nhắm tới khoảng 21 tỷ Euro (24.5 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, trong khi EU đã chuẩn bị sẵn một danh sách khác trị giá khoảng 72 tỷ Euro, cùng với một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu, sẽ được trình bày cho các quốc gia thành viên sớm nhất vào ngày 14/07.
Bà Von der Leyen cũng cho biết công cụ chống cưỡng ép thương mại (ACI) của EU – vũ khí thương mại mạnh nhất của khối này – sẽ không được sử dụng tại thời điểm này. “ACI được tạo ra cho những tình huống đặc biệt”, bà giải thích. “Chúng ta chưa đến mức đó”.
Trên mạng xã hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi đẩy nhanh việc chuẩn bị các biện pháp đối phó, bao gồm công cụ ACI, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 01/08.
Trong ngày 13/07, Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo thuế quan 30% sẽ tác động nặng nề các nhà xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu nếu không tìm được giải pháp đàm phán trong xung đột thương mại này.
Ông Merz cho biết ông đang phối hợp chặt chẽ với các nhà lãnh đạo khác để đảm bảo thuế quan không ở mức này. “Điều đó đòi hỏi hai yếu tố: Sự thống nhất trong Liên minh châu Âu (EU) và kênh liên lạc tốt với Tổng thống Mỹ”, nhà lãnh đạo bảo thủ nói với ARD.
Theo các nhà kinh tế Goldman Sachs Group, mức thuế quan đề xuất 30% cùng với các thuế ngành hiện có và thuế dự kiến đối với hàng hóa then chốt sẽ đẩy mức tăng thuế quan hiệu quả của Mỹ lên EU thêm 26 điểm phần trăm. Nếu được thực hiện và duy trì, điều này sẽ làm giảm GDP khu vực đồng Euro 1.2% đến cuối năm 2026, với phần lớn tác động vẫn chưa đến.
“EU có thể sẽ đáp trả thuế quan toàn diện 30% theo từng bước, bắt đầu từ ngày thuế quan mới của Mỹ được áp dụng. Điều này làm tăng nguy cơ leo thang thương mại”, các nhà kinh tế Goldman Sachs nhận định. Tuy nhiên, mối đe dọa mới nhất “rất có thể chỉ là chiến thuật đàm phán”, vì vậy họ vẫn giữ kịch bản cơ sở với mức thuế quan hiện tại được thỏa thuận, bao gồm 10% cho tất cả hàng hóa và 25% cho thép, nhôm và ô tô.
Trước đó, ông Trump đã gửi thư cho nhiều đối tác thương mại, điều chỉnh mức thuế quan đề xuất từ tháng 4 và mời họ tham gia đàm phán thêm. Trong bức thư công bố ngày 12/07, Tổng thống Trump cảnh báo EU sẽ phải đối mặt với mức thuế 30% từ tháng tới nếu không đàm phán được điều khoản tốt hơn.
“EU đang đàm phán với Mỹ về thương mại”, ông Trump nói với báo giới tại trong ngày 13/07.
EU đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận sơ bộ với Mỹ để tránh thuế quan cao hơn, nhưng bức thư của Trump đã làm tan vỡ sự lạc quan gần đây ở Brussels về triển vọng đạt được thỏa thuận giờ chót. Các quốc gia khác như Mexico cũng bất ngờ khi nhận được những bức thư tương tự.
EU mong muốn mức thuế quan không vượt quá 10% đối với các mặt hàng nông sản. Cơ chế bù đắp mà một số nhà sản xuất ô tô đề xuất – nhằm trao ưu đãi thuế quan cho các công ty đổi lấy đầu tư tại Mỹ – hiện không được xem xét do EU lo ngại điều này có thể chuyển dịch sản xuất sang bên kia Đại Tây Dương.
Thay vào đó, các nhà đàm phán của khối này đang tập trung thảo luận về thuế quan ô tô, theo các nguồn thân cận.
Đàm phán giữa Mỹ và EU dự kiến sẽ tiếp tục trong tuần này. Theo Bloomberg ghi nhận trước đó, hai bên đã thảo luận thỏa thuận ban đầu trong đó hầu hết hàng xuất khẩu EU sẽ chịu thuế quan 10%, với một số miễn trừ hạn chế cho các ngành như hàng không và thiết bị y tế.
EU cũng đang thúc đẩy mức thuế thấp hơn cho rượu mạnh và rượu vang, đồng thời giảm thiểu tác động thông qua hạn ngạch thuế quan 50% mà Trump áp lên thép và nhôm. Mỹ đã đề xuất thuế quan 17% cho sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài mức thuế phổ quát sẽ có hiệu lực vào tháng 8, ông Trump cũng đã áp thuế 25% lên ô tô và phụ tùng, cùng với mức 50% cho thép, nhôm. Tổng thống đang làm việc để áp thuế ngành trong các lĩnh vực khác, bao gồm dược phẩm và chất bán dẫn, và gần đây đã công bố thuế 50% cho đồng.
Bất kỳ thỏa thuận nào ở giai đoạn này cũng sẽ không thể bảo vệ EU khỏi những biện pháp thuế theo ngành, nhưng khối này tiếp tục tìm kiếm đối xử ưu đãi trong các ngành có thể bị ảnh hưởng.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FILI
– 10:09 14/07/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.