Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) “bật đèn xanh” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản
Sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã giao Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên cứu tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu quy định, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các nội dung của dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi).
Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) ngày 04/10/2023 đã có một số điều chỉnh về kết cấu, cụ thể: bổ sung Chương II về ngân hàng chính sách; chuyển Chương về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu lên trước Chương về tổ chức lại, giải thể, phá sản. Đồng thời, Chương về kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc, phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt được tách ra thành 02 chương: (i) Xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt (Chương XI); (ii) Vay, cho vay đặc biệt (Chương XII).
Trong văn bản góp ý về dự thảo mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã cấm các ngân hàng kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, dự thảo Luật sửa đổi vẫn nêu một số trường hợp ngoại lệ như ngân hàng được mua, đầu tư bất động sản làm trụ sở kinh doanh, kho tàng và được phép cho thuê một phần diện tích chưa sử dụng hết.
Theo ông Châu, kẽ hở này “bật đèn xanh” cho tình trạng các ngân hàng đua mở rộng mạng lưới chi nhánh, cơ sở kho tàng để kinh doanh bất động sản. “Nhiều ngân hàng xây các tòa cao ốc văn phòng hoành tráng để vừa làm trụ sở vừa cho thuê mặt bằng”, ông Châu nói.
Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng 2010 cho phép ngân hàng nắm giữ bất động sản liên quan việc xử lý nợ vay trong thời hạn 3 năm mới phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại. Theo Chủ tịch HoREA, quy định này đã tạo dư địa cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản không khác gì hoạt động của một doanh nghiệp địa ốc.
Song, Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng lại tăng thời hạn cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay lên 5 năm thì càng rộng đường thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản. Do đó, ông Châu cho rằng giữ lại theo quy định cũ sẽ hợp lý hơn.
Ông Châu nhận định, với các quy định bật đèn xanh cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động kinh doanh BĐS không phù hợp với tinh thần tại khoản 2 Điều 98 và Điều 138 Dự thảo Luật (tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản).
Do đó đại diện HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ tình trạng các ngân hàng mở rộng mạng lưới, trụ sở, chi nhánh, kho tàng để kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, nên quy định thời hạn cho phép nắm giữ bất động sản như luật cũ là ba năm, thay vì 5 năm như dự thảo Luật. Hiệp hội cũng đề nghị bổ sung quy định tỷ lệ mức trần doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá khoảng 15% tổng doanh thu của tổ chức tín dụng.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.