Dow tăng vọt hơn 600 điểm, khép lại tuần biến động lịch sử trên Phố Wall
Dow tăng vọt hơn 600 điểm, khép lại tuần biến động lịch sử trên Phố Wall
Phố Wall khép lại một tuần đầy sóng gió với đà tăng ấn tượng vào phiên giao dịch cuối cùng.
Khép phiên ngày 11/04, chỉ số S&P 500 bứt phá 1.81% lên mức 5.363,36 điểm, trong khi Dow Jones tăng 619,05 điểm (tương đương 1.56%) và đóng cửa ở mức 40,212.71 điểm. Nasdaq Composite – chỉ số thiên về công nghệ – cũng ghi nhận mức tăng 2.06% lên mức 16.724,46 điểm.
Thị trường đón nhận cú huých vào chiều ngày 11/04 khi Nhà Trắng tiết lộ rằng Tổng thống Donald Trump đang “lạc quan” về khả năng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ.
Nhìn lại cả tuần, thị trường chứng kiến một trong những giai đoạn biến động mạnh nhất trong lịch sử. Chỉ mới ngày 10/04, các chỉ số chính đã lao dốc mạnh khi giới đầu tư chuyển sang tâm lý né tránh rủi ro, với nỗi lo về chính sách thương mại bao trùm thị trường. S&P 500 mất 3.46%, Dow Jones sụt giảm 1,014.79 điểm (tương đương 2.5%), và Nasdaq thậm chí còn lao dốc mạnh hơn với mức giảm 4.31%.
Tuy nhiên, chỉ một ngày trước đó, thị trường lại tăng điểm lịch sử sau khi ông Trump tuyên bố hoãn 90 ngày việc áp dụng một số mức thuế “có đi có lại” cao. S&P 500 đã tăng vọt 9.52% – mức tăng lớn thứ ba trong một ngày kể từ Thế chiến II, trong khi Dow Jones tăng hơn 2,900 điểm, phản ánh sự hưng phấn tột độ của nhà đầu tư.
Chỉ số biến động CBOE (Vix) – “thước đo nỗi sợ” của thị trường – cũng biến động mạnh. Đầu tuần, chỉ số này đã vọt lên trên 50 điểm trước khi hạ nhiệt xuống khoảng 37 điểm vào chiều ngày 11/04.
Tâm điểm của cơn bão thị trường nằm ở cuộc chiến thương mại đang leo thang. Chính quyền Trump đã quyết định tạm hoãn thuế đối ứng với mọi quốc gia – ngoại trừ Trung Quốc, quốc gia phải đối mặt với mức thuế khổng lồ 145%, theo xác nhận của một quan chức Nhà Trắng với CNBC vào thứ Năm.
Sau đó, Trung Quốc đã phản đòn ngay lập tức vào ngày 11/04 bằng cách nâng thuế đối với sản phẩm Mỹ từ 84% lên 125%. “Ngay cả khi Mỹ tiếp tục áp đặt thuế cao hơn, điều đó sẽ không còn ý nghĩa kinh tế và sẽ trở thành một trò đùa trong lịch sử nền kinh tế thế giới”, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố trong một thông báo.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách xoa dịu tình hình khi cho biết đại diện thương mại của họ sẽ đến Washington vào ngày 13/04 để “cố gắng ký kết các thỏa thuận”.
“Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự thay đổi chế độ thương mại toàn cầu này, và mặc dù việc tạm dừng 90 ngày đối với thuế có đi có lại đã tạm thời đảo ngược đà bán tháo trên thị trường, nó cũng kéo dài sự bất ổn”, Darrell Cronk, Chủ tịch Viện Đầu tư Wells Fargo cảnh báo trong một ghi chú vào thứ Sáu.
Hiện tại, Mỹ đang áp dụng ba mức thuế chính: Thuế 145% đối với tất cả hàng hóa từ Trung Quốc; thuế 25% nhắm vào nhôm, ô tô và hàng hóa từ Canada và Mexico không thuộc Hiệp định USMCA; và thuế 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác.
Bất chấp những biến động dữ dội, ba chỉ số chính vẫn ghi nhận thành tích ấn tượng trong tuần. S&P 500 tăng 5.7% – mức tăng tuần mạnh nhất kể từ tháng 11/2023. Nasdaq tăng 7.3%, hiệu suất tốt nhất kể từ tháng 11/2022. Dow Jones cũng tăng gần 5% trong tuần.
Tuy nhiên, các chỉ số chính vẫn đang thấp hơn mức trước ngày 02/04, thời điểm Nhà Trắng công bố các mức thuế “có đi có lại” đối với hàng hóa từ các quốc gia khác. So với thời điểm đó, S&P 500 đã mất hơn 5% giá trị.
Thêm vào đó, số liệu tâm lý người tiêu dùng mới nhất cho tháng 4 thấp hơn dự kiến, trong khi kỳ vọng lạm phát dự báo đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, theo khảo sát của Đại học Michigan về người tiêu dùng.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FILI
– 06:20 12/04/2025
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
Source link
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.