Điểm chung của những người trẻ kiếm hơn 20 triệu đồng mỗi tháng
“20 tuổi, vừa học vừa làm 2 công việc cùng lúc. Nhiều bạn bè hỏi mình, thời gian đâu để đa nhiệm được như thế? Mình đặt chất lượng lên số lượng, học cách căn chỉnh thời gian hợp lý, thì dù đảm đương nhiều công việc vẫn có thời gian ăn chơi cùng bạn bè”, Thúy Quỳnh (20 tuổi) đang là sinh viên năm 3 tại trường Đại học kinh tế TPHCM, kiêm vị trí thực tập sinh VJ của 1 studio và làm chủ 1 kênh blog chia sẻ về cách quản lý thời gian và tài chính cho người trẻ.
Mức thu nhập của Quỳnh trung bình mỗi tháng lên tới 20 triệu đồng. Một con số đáng mơ ước với những người trẻ ở lứa tuổi 20. Tuy vậy, để kiếm được số tiền này, Thúy Quỳnh hài hước ví von: “Bí quyết của mình là biến 1 đôi mắt trong veo, thành đôi mắt thâm quầng để kiếm được tiền và cơ hội cho tương lai!”
Cũng ở lứa tuổi đôi mươi, Trần Thu Huyền (22 tuổi, Vĩnh Phúc) đã “may mắn” trở thành người trẻ tuổi nhất đảm đương vị trí Account Project Manager (Quản lý dự án SEO) trong 1 công ty truyền thông tại Hà Nội. Huyền cho biết: “Ngay từ năm nhất đại học, mình đã đi làm. Trải qua 3 năm vừa học vừa làm, mình tích lũy được các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.” Vì thế, dù chỉ mới ra trường được vài tháng, cô bạn đã thành công vượt qua 2 tháng thử việc.
Phải biết cách sắp xếp thời gian hiệu quả mới có thể “đa nhiệm”
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đa nhiệm làm giảm đi khả năng tập trung. Thúy Quỳnh cũng ghi nhận điều này: “Có những ngày, 8h sáng đến công ty, 2h chiều vào lớp học. Tan học 1 cái, lại phải chạy qua công ty cho đến 6h tối. Không thể tránh khỏi những lúc mất tập trung khi đang trên giảng đường.
Thúy Quỳnh (20 tuổi, TPHCM)
Nhưng mình suy nghĩ thế này: Đại học là môi trường tự học, bạn có thể nghiên cứu lại bài vở vào khoảng 9-10h tối. Nhưng công việc sau này, sẽ là kết quả chính xác nhất, phản chiếu việc học trước đó có hiệu quả hay không. Vậy nên, mình song hành việc vừa học trường lớp, vừa học trường đời. Có thể đến lúc đi làm chính thức rồi, mình sẽ không đảm đương đa nhiệm nữa. Tùy vào từng thời điểm, mình cho phép bản thân được trải nghiệm nhiều nhất có thể.
Để hình dung dễ hơn, mình sẽ lấy ví dụ của 1 ngày học tập và làm việc bận rộn nhất: Thức dậy lúc 7h, ăn sáng và chuẩn bị để 8h có mặt tại công ty. Từ khoảng 8h-11h trưa, có hôm mình sẽ làm việc tại phòng ban, hôm đi gặp khách hàng, hôm dự hội thảo cùng sếp,… 12h sẽ qua trường, ăn trưa và vào lớp học. Hôm nào tan trường sớm, mình sẽ ghé qua công ty xử lý bớt việc tồn đọng, hoặc thử shoot quay nếu có. 18h tối trở về nhà, nghỉ ngơi đến 20h và bắt đầu kiểm tra 1 lượt về bài vở, lên bài hoặc duyệt bài cho blog cá nhân, chuẩn bị cho công việc sáng ngày mai. Có hôm đến 2-3h sáng. Và đôi mắt sẽ thâm quầng… Nhưng mình sẽ dành riêng ra 2 ngày cuối tuần, chỉ để nghỉ ngơi và sống thật đúng với cuộc đời sinh viên.
Có đôi khi sẽ áp lực, nhưng mình không còn phải lo lắng về tài chính và cơ hội việc làm giống như bạn bè cùng trang lứa. Công ty cũng rất tạo điều kiện để mình được học hỏi và phát huy, thế nên gần như mình không có quá nhiều áp lực như các anh chị đã đi làm lâu năm. Thứ mình cảm thấy tuyệt vời nhất khi làm nhiều công việc cùng lúc là vừa có tiền trang trải học phí, cuộc sống, vừa được ăn chơi đúng với tuổi trẻ lại tích lũy được kinh nghiệm. Điều bạn cần làm để đa nhiệm tốt, là quản lý thời gian hiệu quả và không được trì hoãn!
Thu Huyền cũng có những trải nghiệm của riêng mình: “Với bản thân mình, đã có thời gian học đại học: vừa học, vừa làm, vừa tham gia hoạt động ngoại khoá. Nhìn lại quãng thời gian đó, dù có vất vả nhưng rất trọn vẹn. Mình luôn là người dành ưu tiên số 1 cho việc học, nên trong thời gian học ở Ngoại thương, mình đã xuất sắc giành 6/6 kỳ học bổng liên tiếp của trường. Bên cạnh đó, không muốn được nhìn nhận như “1 đứa mọt sách”, mình dành thời gian tham gia hoạt động ngoại khoá và làm thêm để vừa kiếm thêm thu nhập và vừa tăng trải nghiệm.
Tất nhiên, để đạt được những thành công đó thì bản thân đã có rất nhiều lần ngủ không đủ giấc, có những lần áp lực vì thất bại… Nhưng sau tất cả, mình nghĩ rằng: Dù chuyện gì xảy ra cũng đều có lý do của nó và khi bạn gặp khó khăn tức là bạn đang lên dốc, và sắp tới đích rồi nên đừng bỏ cuộc.”
Người trẻ chấp nhận đánh đổi nhiều hơn để thu nhập 20 triệu/tháng không còn xa vời
Thúy Quỳnh cho biết, mấu chốt quan trọng nhất có lẽ là “đánh đổi”: Không có quá nhiều thời gian để ngủ, thời gian vui chơi cũng cần được sắp xếp hợp lý, có thêm các mối quan hệ anh/chị nhưng bạn bè cùng tuổi thì ít, và đặc biệt là không còn sự thoải mái của lứa tuổi sinh viên. Thay vào đó, là một cuộc sống nguyên tắc và khuôn khổ hơn.
Trần Thu Huyền (22 tuổi, Vĩnh Phúc)
Còn đối với Thu Huyền, sau khi ra trường cô bạn không lựa chọn đa nhiệm nữa, mà tập trung 100% vào công việc chính. “Bạn phải chấp nhận có khoảng thời gian làm intern, fresher (thực tập sinh), với mức lương ít ỏi trong thời gian dài. Đổi lấy kinh nghiệm, sự dẫn dắt và các mối quan hệ cho tương lai. Mình đã làm điều này trong suốt 3 năm đại học. Nên bây giờ, mức lương tương đối ổn so với các bạn cùng trang lứa. Đây cũng là mức thu nhập mà mình mong muốn vì đặc thù công việc là làm dựa trên năng lực cá nhân, bạn tạo ra càng nhiều giá trị, thì tiền lương của bạn càng tăng lên.
Hiện nay, thị trường lao động cạnh tranh cực kỳ gay gắt, mình cũng đã trải qua nên hiểu rất rõ điều này. Công ty sẽ lựa chọn người phù hợp nhất, chứ chưa chắc chọn người giỏi nhất. Hơn nữa, nhân sự sẽ ngày càng trẻ, và yêu cầu rất nhiều kỹ năng liên quan. Khi nhiều công ty lựa chọn cắt giảm nhân sự, chính sách tài chính eo hẹp, cử nhân ra trường thì nhiều, profile ngày càng khủng,… thì để có được công việc mơ ước và mức lương mong muốn, nhất định những người trẻ như chúng ta phải không ngừng học hỏi.
Đặc biệt là ở lứa tuổi 20, chúng ta nên cố gắng trải nghiệm từ khi còn đang đi học, để biết được mình thích gì, đam mê gì? Làm gì cũng phải làm hết mình, để thất bại cũng không nuối tiếc. Và hãy luôn nhớ rằng: Tiền lương đi kèm với giá trị bạn tạo ra, tạo ra càng nhiều thì thu nhập càng tăng! Để từ đó không ngừng nâng cao giá trị bản thân, đạt được những cơ hội tốt trong công việc.
Các Sàn forex Uy Tín:
Icmarkets
Exness
IQOption
Deriv
Source link
Comments are closed.